Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Thiết kế bài thuyết trình khoa học > Nguyên tắc thiết kế
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học



Thiết kế bài thuyết trình khoa học

Nguyên tắc thiết kế

Sử dụng hình ảnh

Hình ảnh là những yếu tố thông tin có giá trị minh hoạ cao khi sử dụng đúng cách và đúng chỗ trong bài thuyết trình. Theo các nghiên cứu về khoa học thị giác, khi chiếu một bản phim, vùng văn bản thường được chú ý trước vùng hình ảnh. Đọc là một phản xạ tự nhiên, khiến cho khi chữ viết xuất hiện cùng với các yếu tố khác thì xu hướng của "người xem" luôn là đọc phần chữ viết rồi mới xem các yếu tố hình ảnh. Do đó:

  • chỉ đưa hình ảnh vào bài khi cần thiết;
  • chỉ đưa hình ảnh có ý nghĩa minh hoạ hoặc làm rõ hơn ý tưởng đang trình bày;
  • những hình ảnh cần lặp lại trong cả bài nên được trình bày trong nền bản phim;
  • tránh đưa bất cứ hình ảnh gì vào bất cứ chỗ nào trong bài thuyết trình, hoặc chỉ đưa hình ảnh với mục đích làm vui mắt;
  • cố gắng chọn lọc chỉ một hình ảnh minh hoạ cho một ý;
  • cẩn thận với độ phân giải của hình ảnh: độ phân giải quá thấp phóng lớn lên sẽ bị vỡ nét;
Về đầu trang

Sử dụng các bảng và biểu đồ

Với các bảng biểu và biểu đồ vẽ từ một chương trình máy tính, người thuyết trình có hai lựa chọn: chép từ bài viết vào trong bài trình chiếu; hoặc soạn mới trong trình thiết kế. Cần lưu ý:

  • đặt tựa ngắn gọn, rõ ràng, đúng quy cách;
  • phân biệt rõ ràng các cột của bảng và các trục của biểu đồ;
  • định dạng các yếu tố trong bảng/biểu đồ sao cho đọc được rõ;
  • thay đổi màu sắc hoặc hình chữ để tạo sự chú ý cho những điểm đặc biệt;
  • ưu tiên soạn mới trong trình thiết kế;
  • khi chép từ các phần mềm khác qua, cần kiểm tra lại tính chính xác của dữ liệu và các cách trình bày (kích thước, đường kẻ, cỡ chữ,...).

Sử dụng các sơ đồ

Với các sơ đồ, các điểm cần lưu ý cũng tương tự như đối với bảng và biểu đồ:

  • đặt tựa ngắn gọn, rõ ràng, đúng quy cách;
  • định dạng các yếu tố trong sơ đồ sao cho đọc được rõ;
  • thay đổi màu sắc hoặc hình chữ để tạo sự chú ý cho những điểm đặc biệt;
  • cho xuất hiện lần lượt từng thành phần của sơ đồ (sử dụng hiệu ứng động) để người nghe dễ hiểu;
  • sử dụng các công cụ vẽ (Draw/Dessin) của trình thiết kế để vẽ các yếu tố dạng hình học và chèn khung chữ viết.
Về đầu trang

Sử dụng các cách chuyển bản phim

Cách chuyển bản phim là hiệu ứng động ở mức bản phim, tức cách thức đóng một bản phim và mở bản phim tiếp theo theo các chiều hướng, tốc độ và kiểu chuyển động khác nhau, như cuốn từ góc phải qua góc trái, mở rộng từ trung tâm ra ngoại vi, tô mờ, khép/mở bằng các khe tối dọc/ngang,...

Trong một bài thuyết trình khoa học, vì tính chất nghiêm túc, chính xác và đơn giản, thông thường nên hạn chế áp dụng các cách chuyển bản phim cầu kì, phức tạp. Cách thuận tiện nhất là không dùng. Cònnếu dùng kĩ thuật này, nên lưu ý:

  • chỉ nên chọn từ một đến ba kiểu chuyển sử dụng đồng nhất cho các cấp bản phim (ví dụ: một kiểu để chuyển sang bản phim mới trong cùng mục, một kiểu để chuyển sang bản phim thuộc mục mới, một kiểu để chuyển sang bản phim thuộc phần mới);
  • các kiểu chuyển nên đơn giản và nhanh, tránh các cách rườm rà, kéo dài, chậm hay làm rối mắt;
  • kiểm tra kiểu chuyển ở chế độ chiếu chứ không chỉ ở chế độ xem thử (preview).
Về đầu trang

Sử dụng các hiệu ứng động

Hiệu ứng động là các cách thức làm một hay nhiều thành phần của bản phim xuất hiện trên màn hình, theo các chiều hướng, tốc độ và kiểu chuyển động khác nhau (như cách chuyển bản phim, nhưng có nhiều kiểu hiệu ứng hơn). Hiệu ứng động chỉ áp dụng cho các thành phần của từng bản phim.

Cũng tương tự như với cách chuyển bản phim, khi sử dụng hiệu ứng động trong bài thuyết trình khoa học cần lưu ý:

  • sử dụng điều độ các hiệu ứng động;
  • chọn các hiệu ứng đơn giản, nhanh, không làm rối mắt người quan sát;
  • tuỳ trường hợp mà thiết kế cho hiệu ứng hoạt động sau mỗi lần nhấp chuột hay từ động sau một khoảng thời gian;
  • kiểm tra hiệu ứng ở chế độ chiếu.
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007