Giới
thiệu giáo
trình
Tác
giả
Kiểm
tra đầu vào
Phần
1. Các bước triển khai
một đề tài nghiên cứu khoa học
Phần
2. Phương pháp
tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học
Phần
3. Khai thác
thông tin từ tài liệu khoa học
Phần
4. Phương
pháp viết tài liệu khoa học
Phần
5. Kĩ thuật soạn thảo
tài liệu khoa học
Kiểm
tra đầu ra
Phản
hồi kết quả
Thư mục |
Phần
5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học
Thiết kế bài thuyết
trình khoa học
Quá trình chuẩn bị
Để có một bài thuyết
trình khoa học tốt, trái với cách
làm đơn giản là sao chép lại những
gì đã có trong bài viết,
người thuyết trình cần phải:
- chuẩn bị tinh thần;
- chuẩn bị thông điệp;
- và chuẩn bị phương tiện cho
buổi thuyết trình của mình.
Chuẩn bị tinh
thần là việc đầu tiên người thuyết
trình cần làm trước khi trình
bày một vấn đề khoa học, nhằm tạo ra sự tự tin, loại bỏ
những cảm giác sợ sệt, lo lắng trước buổi thuyết
trình. Có ba cách chính để
chuẩn bị tinh thần, có tác dụng bổ sung lẫn nhau:
- làm
chủ nội dung trình bày,
không để sót những yếu tố mập mờ: người nghe
thường dễ dàng phát hiện ra điểm yếu của người
nói nếu vấn đề được đề cập một cách lộn xộn, hay
khi những nội dung cốt lõi bị khoả lấp, bỏ qua;
- tự
tin vào bản thân, vì người
thuyết trình phải là người hiểu rõ vấn
đề được trình bày hơn so với người nghe;
- dự
kiến những câu hỏi mà cử toạ
có thể đặt ra sau phần trình bày của
mình.
Về mặt tâm lí,
nói chung ngay cả các giáo sư giỏi hay
chuyên gia diễn thuyết đôi khi cũng không
thể loại bỏ hết cảm giác lo lắng trước một buổi thuyết
trình nào đó, nên đối với
sinh viên chuyện thiếu tự tin trước buổi thuyết
trình khoa học cũng là bình thường.
Chỉ cần cố gắng làm được tốt ba bước chuẩn bị như
trên là đã góp phần quan
trọng dẫn đến thành công.
Chuẩn bị thông điệp là việc quan
trọng quyết định sự chặt chẽ và tính thuyết phục
của bài thuyết trình. Thông thường,
bài thuyết trình khoa học được thiết kế dựa
trên một bài viết đã có sẵn.
Điều này vừa có điểm thuận tiện, lại vừa
có điểm bất tiện:
- thuận tiện là mọi nội dung
chi tiết và có hệ thống đã sẵn
có trong bài viết;
- bất tiện là chính
điều đó có xu hướng dẫn người thuyết
trình đến chỗ trình bày lại
quá nhiều các chi tiết của bài viết,
đôi khi không cần thiết đến độ làm khoả
lấp cả nội dung trọng tâm;
- và thông thường
các yếu tố minh hoạ trong bài viết được đưa
nguyên vẹn vào một bài thuyết
trình sẽ không đủ độ
phù hợp về mặt thị giác.
Để hạn chế các điểm bất tiện như
trên, cần dành sự lưu tâm
thích đáng cho việc chuẩn bị thông điệp
của buổi thuyết trình, với các công
việc như sau:
- lập một dàn ý chính
xác cho thông điệp cần truyền đi
qua bài thuyết trình;
- chú ý nhấn mạnh
các điểm cốt
lõi và các ý
quan trọng nhất trong thông điệp;
- sắp xếp thêm những
ý phụ quanh các ý chính
này, sao cho có được một trình tự lập
luận chặt chẽ, dù không nhất
thiết phải hoàn toàn đầy đủ,
- trong thực tế người thuyết
trình không nên trình
bày hết những gì mình biết,
mà nên dành một số vấn đề nhỏ, phụ cho
cử toạ hỏi và trao đổi;
- dùng các phiếu ghi chú
để ghi lại những ý chính và phụ
này sao cho dễ dàng đọc được khi lướt
mắt qua,
- chỉ nên dùng một
phiếu cho mỗi nhóm ý tưởng/nội dung và
sắp xếp theo thứ tự trình
bày;
-
trước buổi thuyết trình
chính thức, nên
luyện tập như
thật với người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, nhằm rút trước một số kinh nghiệm, khắc phục trước
một số lỗi mà tự thân không
nhìn thấy được.

Chuẩn bị
phương tiện thuyết trình là bước
chuẩn bị sau cùng cho một bài thuyết
trình tốt, nhưng ngược lại rất thường xuyên được
nhiều người đưa lên thành việc đầu tiên
trong quá trình chuẩn bị. Cách
làm ngược này là một kiểu lệ thuộc
vào phương tiện và công nghệ. Nếu
không có một thông điệp tốt
và một tinh thần chuẩn bị sẵn sàng thì
một bài trình chiếu đẹp đến mấy cũng
không thể dẫn đến thành công
đúng nghĩa cho buổi thuyết trình. Ngược lại, khi
đã chuẩn bị tốt thông điệp cũng như về mặt tinh
thần, người thuyết trình có thể đạt được
thành công với nhiều loại phương tiện
trình diễn khác nhau.
- Các phim trong (transparent)
có thể được xem là phương tiện chuẩn bị dễ
dàng, nhanh chóng và ít tốn
kém nhất, song vẫn cần chuẩn bị cẩn thận, nhất là
tránh việc chỉ photocopy một cách đơn giản
các bảng biểu và hình ảnh trong
bài viết.
- Với các hình ảnh
hay bảng biểu, chỉ
nên giữ lại các thông tin cốt
lõi nhất, hoặc phân tách
ra nhiều phần.
- Cỡ
chữ không được quá nhỏ,
ít nhất là 14 pt; mỗi bản phim nên được
chiếu trọn trong màn hình, nội dung
không nên dàn sát
các biên.
- Với các bản phim cần
trình bày một ý tưởng bằng chữ viết,
không nên soạn quá 12 dòng;
nên sắp xếp các bản phim theo thứ tự
trình bày, có đánh số;
và ngay cả các bản phim cần sử dụng nhiều lần
thì cũng nên sao ra nhiều bản để xếp theo thứ tự,
không quay lại tìm bản phim đã
dùng.
- Một số bài thuyết
trình có thể sử dụng các hình kích
thước lớn. Nói chung, loại hình
này (bản đồ, biểu đồ, ảnh...) thường có
tác dụng thông tin ở mức cá thể nhiều
hơn là tập thể (trước đám đông). Trong
trường hợp nhất thiết phải dùng chúng cho
bài thuyết trình, cần đặt bản đồ ở vị
trí dễ quan sát để có thể giải
thích những nét đại thể trên bản đồ,
và với một số phần quan trọng cần giải thích chi
tiết, nên chụp trích lại để phóng lớn
bằng phương tiện trình bày chính của
buổi thuyết trình.
- Bài trình chiếu điện tử (electronic presentation/présentation électronique)
là công cụ được sử dụng ngày càng phổ biến
cho các buổi thuyết trình, đặc biệt là với sự
phát triển sâu và rộng của các ứng dụng
công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực đời sống. Khi
thiết kế bài trình chiếu với mục đích khoa học -
giáo dục, cần có những lưu ý như sau:
- bản phim (slide/diapositive) phải dễ đọc đối với toàn bộ cử toạ, hoặc ít nhất là đối với những người nghe quan trọng;
- không dùng các yếu tố phụ hoạ
làm phân tán sự chú ý của cử toạ
(như các yếu tố động; các hình ảnh, biểu tượng
vui,...);
- sử dụng công cụ thiết kế phù hợp với công cụ thuyết trình sẽ sử dụng, nhằm tránh những sự cố không tương thích về phần mềm, thời gian hiển thị, màu sắc,...;
- kiểm soát được diễn tiến
buổi thuyết trình, có thể dừng lại, tiếp tục hoặc quay
lui một cách nhịp nhàng ở bất cứ thời điểm nào,
sau bất cứ câu hỏi nào được đặt ra;
- định vị nhanh chóng ở bất cứ điểm nào trong các bản phim liên quan đến mỗi câu hỏi đặt ra.
- Làm quen trước với địa điểm và công cụ thuyết trình
cũng là một bước chuẩn bị quan trọng, để có thể đảm bảo
mọi ý tưởng đã thiết kế có thể thực hiện được một
cách trôi chảy, thuận lợi.
Bài tập tự kiểm tra
|