Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học


Vào thẳng bài học

Tóm tắt nội dung chính

Khi bắt đầu một đề tài nghiên cứu, công việc (hợp lí) đầu tiên là tìm hiểu vấn đề đang được xử lí tới đâu, phạm vi và giới hạn của vấn đề trong chuyên ngành và trong điều kiện thực tế, đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

Để tìm kiếm được tài liệu tham khảo cho đề tài, cần phải hiểu rõ có những loại tài liệu nào với những đặc điểm riêng của chúng, có những nguồn tài nguyên nào cung cấp mỗi loại tài liệu đó, có những công cụ nào (với cơ chế hoạt động, ưu và nhược điểm) giúp tìm kiếm được các nguồn tài nguyên và tài liệu theo đúng nhu cầu. Thay vì chỉ nghĩ đơn giản: "Hỏi Google là xong!"...

Khi biết được cần những loại tài liệu nào, chọn công cụ nào phù hợp, thì cần biết cách khai thác các công cụ tìm kiếm làm sao cho hiệu quả, có chiến lược mà không phải dò dẫm may rủi, và làm sao để đánh giá và chọn lọc được những tài liệu có giá trị tham khảo về mặt khoa học...

Mục tiêu chuyên biệt

Phần này sẽ giúp người học:

  • biết cách chuẩn bị cho công tác nghiên cứu: xác định nhu cầu, lựa chọn và giới hạn phạm vi đề tài, tìm nguồn hỗ trợ, vạch mục tiêu nghiên cứu;
  • hiểu được đặc điểm của các nguồn tài nguyên, các loại tài liệu, ưu nhược điểm của mỗi loại tài nguyên và tài liệu;
  • biết lựa chọn tốt loại tài nguyên, tài liệu đáp ứng nhu cầu và công cụ tìm kiếm phù hợp;
  • biết lập chiến lược tìm kiếm;
  • biết khai thác hiệu quả các công cụ tìm kiếm;
  • biết đánh giá và chọn lọc kết quả tìm kiếm.

Yêu cầu

Để theo học phần này, người học cần:

  • biết các yêu cầu căn bản trong nghiên cứu khoa học;
  • biết sử dụng máy tính và Internet;
  • có yêu cầu cao về chất lượng tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học;
  • có thời gian và tinh thần rèn luyện các kĩ năng tìm kiếm.
Về đầu trang

Thời lượng

Thời lượng thiết kế cho phần này là 10 giờ tự học, bao gồm cả đọc giáo trình, xem ví dụ minh hoạ, làm các bài thực hành và thực hiện các bài kiểm tra liên tục.

Hoạt động học tập

  • Kiểm tra đầu vào để xác định điểm xuất phát của mình so với yêu cầu của bài học.
  • Các hoạt động học tập của phần này nhằm hai mục tiêu chính:
    • giới thiệu tổng quan về các loại tài liệu cũng như các công cụ phù hợp để tiếp cận với mỗi loại tài liệu: người học đọc giáo trình, xem biểu mẫu và thực hiện các bài tập tự kiểm tra (kiểm tra liên tục) để đánh giá mức độ hiểu bài về mặt lí thuyết;
    • thực hành tìm kiếm: các bài thực hành được giới thiệu kèm với mỗi nhóm nguyên tắc khai thác các công cụ tìm kiếm
      • người học xem minh hoạ trong bài thực hành và tự thực hành tương tự hoặc theo các bài tập được đề nghị,
      • các ví dụ thực hành sử dụng công cụ chủ yếu là Google, vì chính Google là công cụ không có tính chọn lọc, cần phải khai thác các tính năng nâng cao để nâng cao hiệu quả tìm kiếm.
  • Tải phiếu nhật trình về để tự theo dõi và điều chỉnh các hoạt động học tập.
  • Tải phiếu đánh giá về để ghi những đánh giá, phản hồi, ý kiến cần thiết trong quá trình học.
  • Sau khi kết thúc, làm bài kiểm tra đầu ra để đánh giá kết quả. Nếu đã hoàn tất khoá học thì gửi phiếu đánh giá cho tác giả.

Kiểm tra đầu vào >>> Tham gia bài học >>> Kiểm tra đầu ra


Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 24/06/2007