Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kiểm tra đầu vào
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Nội dung

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học


Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học


Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 


Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Kiểm tra đầu vào Giáo trình điện tử "Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học"


Giới thiệu chung      Phần 1      Phần 2      Phần 3      Phần 4      Phần 5


Giới thiệu chung

Các bài kiểm tra này nhằm mục tiêu tự đánh giá những khả năng hiện tại của người học, xem với những gì đang biết, đang làm, mình có cần phải học thêm, tìm hiểu thêm về nội dung được trình bày trong các phân đoạn nội dung hay không.

Bài kiểm tra được thiết kế dưới dạng tương tác, gồm một số câu hỏi trắc nghiệm nhỏ về các vấn đề cơ bản trong mỗi phân đoạn nội dung, tính điểm tự động

  • Người học tự kiểm tra bằng cách nhấp chọn phương án trả lời mình cho là đúng, không sử dụng các chức năng gợi ý, giúp đỡ của bài tập.
  • Tổng số điểm kiểm tra đạt:
    • 80-100 %: có thể bỏ qua bài học;
    • 60-79 %: có thể tìm đọc tham khảo một số nội dung;
    • 50-59 %: nên theo học, thời gian học có thể ngắn hơn thời lượng phân bổ cho phân đoạn đó;
    • dưới 50 %: nên theo học thật kĩ phân đoạn nội dung tương ứng với bài kiểm tra.
Về đầu trang

Các bài kiểm tra đầu vào

  • Phần 1: Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Trước khi học phần này, bạn hãy tự hỏi mình:

    • đã biết bắt đầu nghiên cứu khoa học từ đâu?
    • đã tìm người hướng dẫn và lựa chọn đề tài nghiên cứu ra sao?
    • đã biết những việc gì là quan trọng trong nghiên cứu khoa học?
Bài kiểm tra sau đây sẽ giúp bạn trả lời rằng có cần thiết phải học phần này không.
Kiểm tra >>> Tham gia bài học
  • Phần 2: Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Những câu hỏi bạn có thể đặt ra trước khi học là:

    • bạn đã biết có những loại tài liệu gì trong khoa học?
    • bạn đã từng bối rối than thở "không tìm thấy tài liệu" mà không hiểu vì sao hay chưa?
    • đã bao giờ bạn muốn tự mình tìm kiếm tài liệu một cách có chiến lược, hay chỉ biết mày mò với Google trong một trò chơi may mắn?
    • bạn có biết và có muốn khai thác các tính năng đa dạng của các công cụ tìm kiếm hay chưa?
    • bạn đã biết đánh giá và chọn lọc tài liệu như thế nào cho tốt, mà không bị bình phẩm hay nghi ngờ nguồn gốc?
Kiểm tra >>> Tham gia bài học
Về đầu trang
  • Phần 3: Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Khi bạn đã biết tìm kiếm và tìm thấy tài liệu, cầm chúng trong tay, bạn:

    • đã biết sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả?
    • đã biết cách đọc và xử lí làm sao cho khoa học, chứ không phải sao đi chép lại (hay dịch) tất tần tật những gì đọc được?
    • đã biết cách trình bày trích dẫn tham khảo bất cứ tài liệu nào trong bài viết theo đúng quy cách?
    • đã từng bối rối vì có những lúc không biết phải lập danh mục tham khảo sao cho đúng quy định hay chưa?
  • Phần 4: Phương pháp viết tài liệu khoa học

Đã bao giờ bạn tự hỏi:

    • làm sao để viết bài báo cáo chuyên đề (seminar) đây?
    • "viết luận văn ư, chuyện nhỏ!"?
    • mình hoàn toàn có thể viết một luận văn hay báo cáo khoa học một cách chặt chẽ, rõ ràng và thuyết phục?
  • Phần 5: Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học

Có khi nào bạn:

    • bối rối vì không biết phải đặt một dấu câu ở chỗ nào mới đúng?
    • không tự tin vì bài viết luôn mắc nhiều lỗi nhập liệu?
    • mất thời gian ngồi đánh số từng đề mục bằng tay và gõ từng dòng mục lục trong luận văn, báo cáo?
    • hoàn toàn đủ tự tin để thiết kế một bài thuyết trình vừa khoa học vừa chuyên nghiệp?
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 24/06/2007