Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học


Vào thẳng bài học

Nội dung chính

Soạn thảo là giai đoạn sau cùng của quá trình triển khai, thực hiện và viết báo cáo kết quả một đề tài nghiên cứu khoa học. 

Biết cách viết (Phần 4) thì có thể soạn thảo bằng nhiều công cụ khác nhau. Ở thời điểm hiện nay, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu để phục vụ công tác soạn thảo. Với các ý tưởng, dữ liệu, thông tin đã tích luỹ được và sắp xếp, phát triển đầy đủ trong bài viết:

  • phải làm sao để soạn thảo bài viết bằng máy tính một cách hiệu quả, khai thác hợp lí các tính năng của trình soạn thảo? 
  • sử dụng các chức năng tự động như thế nào để tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót? 
  • nhập liệu như thế nào cho đúng quy tắc?
  • thiết kế bài thuyết trình khoa học sao cho bài bản, phục vụ tốt buổi báo cáo hoặc bảo vệ đề tài?

Mục tiêu chuyên biệt

Phần này sẽ giúp người học tiếp cận một cách có hệ thống các kiến thức và kĩ năng cơ bản về:

  • các quy tắc nhập liệu;
  • cách sử dụng các công cụ định dạng tự động của trình soạn thảo văn bản;
  • phương pháp thiết kế một bài thuyết trình khoa học;
  • các kĩ thuật cơ bản trong thiết kế bài thuyết trình.

Yêu cầu

Phần này đòi hỏi người học phải:

  • biết các yêu cầu căn bản trong nghiên cứu khoa học;
  • biết phân biệt các loại tài liệu khoa học khác nhau;
  • biết cách tìm kiếm để có được tài liệu tham khảo khoa học;
  • biết khai thác thông tin từ tài liệu khoa học để chuẩn bị tư liệu cho bài viết;
  • biết các quy định và có yêu cầu cao về chất lượng trình bày tài liệu khoa học;
  • biết cách viết một tài liệu khoa học theo đúng các quy tắc trình bày khoa học;
  • biết sử dụng ở mức căn bản các chương trình soạn thảo văn bản và trình chiếu.
Về đầu trang

Thời lượng

Thời lượng thiết kế cho phần này là 6 giờ tự học, gồm cả đọc giáo trình (phần lí thuyết), xem ví dụ minh hoạ, làm các bài thực hành và thực hiện các bài kiểm tra liên tục.

Hoạt động học tập

  • Kiểm tra đầu vào để xác định điểm xuất phát của mình so với yêu cầu của bài học.
  • Các hoạt động học tập của phần này nhằm các mục tiêu chính sau đây:
    • hệ thống hoá các quy tắc nhập liệu và thể thức trình bày văn bản khoa học;
    • hướng dẫn sử dụng một số chức năng tự động của trình soạn thảo văn bản;
    • giới thiệu phương pháp thiết kế một bài thuyết trình khoa học và các kĩ thuật cơ bản để thiết kế bài thuyết trình.

Người học đọc giáo trình và xem các ví dụ minh hoạ từng trường hợp cụ thể, và làm các bài thực hành, bài tập tự kiểm tra (kiểm tra liên tục) để tự đánh giá.

  • Tải phiếu nhật trình về để tự theo dõi và điều chỉnh các hoạt động học tập.
  • Tải phiếu đánh giá về để ghi những đánh giá, phản hồi, ý kiến cần thiết trong quá trình học.
  • Sau khi kết thúc, làm bài kiểm tra đầu ra để đánh giá kết quả. Nếu đã hoàn tất khoá học thì gửi phiếu đánh giá cho tác giả.

Kiểm tra đầu vào >>> Tham gia bài học >>> Kiểm tra đầu ra


Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007