Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Mở đầu
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học




Mở đầu

Ngày nay, các văn bản, tài liệu chính thức dưới dạng viết tay hay soạn bằng máy đánh chữ đang trên đường biến mất khỏi chu trình phổ biến, truyền đạt thông tin. Và các văn bản mới hầu như, nếu không muốn nói là tất cả, đều được soạn thảo trên máy vi tính.

Trong nghiên cứu khoa học cũng vậy. Các văn bản, tài liệu khoa học ngày nay có một sự lệ thuộc gần như là bắt buộc vào công nghệ thông tin. 

Soạn thảo văn bản khoa học là một công việc đòi hỏi nhiều ở khả năng nắm bắt kĩ thuật sử dụng máy tính nói chung và trình soạn thảo văn bản nói riêng. Nhà nghiên cứu không chỉ cần làm chủ được các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu mà còn cần phải biết cách truyền đạt thông tin khoa học một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, cần phải thích nghi với một môi trường thông tin mới, với những công cụ mới. Các công cụ này sẽ hỗ trợ được cho nhà nghiên cứu được về nhiều mặt, kể cả tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, truyền đạt thông tin.

Đối với công tác tài liệu, nếu như viết là cách giúp nhà nghiên cứu sắp xếp, tổ chức thông tin, ý tưởng nhằm chứng minh một vấn đề và thuyết phục người đọc tin vào điều được chứng minh đó, thì:

  • soạn thảo là cách giúp nhà nghiên cứu biến các ý tưởng viết đó thành hiện thực trong một bài viết hoàn chỉnh, bằng cách sử dụng những công cụ phù hợp với sự phát triển của thời đại;
  • thuyết trình là công cụ hùng biện giúp nhà nghiên cứu bảo vệ được quan điểm trong bài viết (thuyết phục một chiều) và thuyết phục được người khác thông qua lắng nghe và đối thoại (thuyết phục hai chiều).

Do đó, cả quá trình soạn thảo bài viết và thiết kế bài thuyết trình cần phải được đầu tư một cách thích đáng, có nguyên tắc, có bài bản và có phương pháp, nhằm tận dụng được các tính năng ưu việt của công nghệ mới phù hợp với các yêu cầu khoa học để làm thăng hoa giá trị bài viết, giá trị công trình nghiên cứu.

Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007