![]() |
Giáo
trình điện tử
|
![]() |
MỤC LỤC |
Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Thiết kế bài thuyết trình khoa học > Một số tính năng thiết kế cơ bản | |||||
Giới
thiệu giáo
trình Tác giả Kiểm tra đầu vào Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học Kiểm tra đầu ra Phản hồi kết quả Thư mục |
Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học
Thiết kế bài thuyết trình khoa họcMột số tính năng thiết kế cơ bảnSử dụng phần mềm thiết kế trình chiếu không phải là mục đích của giáo trình này. Ở đây chỉ giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất có thể khai thác nhằm mục đích thiết kế bài thuyết trình khoa học. Để theo học phần này dễ dàng, người học cần biết sử dụng ở mức độ căn bản một phần mềm thiết kế trình chiếu. Các hướng dẫn sau đây là dành cho phần mềm Microsoft PowerPoint XP, bản tiếng Anh, chạy dưới hệ điều hành Windows XP. Nhấn lên siêu liên kết để xem hình minh hoạ. Tạo hình nền Hình nền là một yếu tố có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe, nếu sử dụng đúng cách trong thiết kế. Thường hình nền là một hình ảnh có liên quan chặt chẽ đến nội dung trọng tâm hoặc chủ đề của bài thuyết trình. Hình nền nên có độ đồng đều về màu sắc để không ảnh hưởng đến độ rõ nét của các thành phần nội dung khi thuyết trình. Nên cân nhắc về màu sắc giữa chữ viết và các thành phần khác đối với hình nền sao cho phù hợp. Các bước tạo hình nền như sau:
Định dạng đầu và chân bản phim Chức năng thông tin của bản phim trình chiếu không giống như của trang bài viết, do đó không nên quá lạm dụng các định dạng đầu và chân bản phim. Thông thường, trong bài thuyết trình khoa học chỉ nên để tối đa một số thông tin cơ bản ở chân trang giúp người nghe định vị tốt, hoặc vài thông tin nhận diện nữa nếu cần phân phát bản in. Cách định dạng đầu và chân bản phim như sau:
Định dạng phông nền Nếu không sử dụng hình nền, việc định dạng phông nền có vai trò quan trọng giúp trình bày nội dung thuyết trình được rõ ràng, dễ theo dõi. Các bước chèn hình nền như sau:
Sắp xếp các yếu tố trong bản phim Các yếu tố sau khi được chèn vào bản phim có thể được sắp xếp theo những cách khác nhau, phục vụ cho các ý tưởng trình bày cụ thể: nằm ở lớp trên hay dưới, gom thành một nhóm hay tách rời một nhóm,...
Để thay đổi cách sắp xếp của một yếu tố, nhấn chuột phải lên biên của yếu tố đó, để thay đổi một nhóm yếu tố, nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn từng yếu tố, sau đó:
Chèn các yếu tố Để trình bày bản phim, mọi yếu tố nội dung đều phải được chèn vào thông qua trình đơn Insert. Các loại yếu tố có thể chèn vào bản phim đều được bố trí thành một mục trong trình đơn này: Picture (hình ảnh), Diagram (sơ đồ), Text Box (khung chữ), Movies and Sounds (các tập tin âm thanh và phim), Table (bảng), Chart (biểu đồ), Object. Microsoft Equation 3.0 (công thức toán học), Hyperlink (siêu liên kết đến một tập tin khác, bản phim khác trong cùng bài, một địa chỉ thư điện tử hay một địa chỉ mạng),... Chèn các nút hành động Khi đang trình bày, bài thuyết trình được chiếu lên máy chiếu ở chế độ chiếu, chỉ có các hiệu ứng đã thiết lập hoạt động theo lệnh từ chuột hoặc bàn phím. Nếu cần di chuyển đến một vị trí khác trong bài, hoặc nếu cần thêm một số hành động khác mà không phải chờ trình diễn hết các yếu tố trong bản phim đang chiếu, cũng không cắt ngang chế độ chiếu, thì công cụ hữu hiệu nhất là chèn các nút hành động. Các nút hành động đã được thiết kế sẵn trong phần mềm, chỉ cần chèn vào bằng cách vào trình đơn Slide Show, chọn Action Buttons. Sau đó sẽ có một danh sách mở ra để lựa chọn, chỉ cần rà chuột lên các nút để xem nhãn và chọn nút nào phù hợp với nhu cầu: Home (về trang tiếp đón); Back or Previous (về bản phim trước); Forward or Next (qua bản phim sau); Beginning (về bản phim đầu); End (về bản phim cuối); Return (quay trở lại vị trí đang trình diễn); Sound (mở một tập tin âm thanh); Movie (mở một tập tin phim),... Áp dụng hiệu ứng động cho các yếu tố Nếu cần dùng hiệu ứng động mà chưa làm chủ được công cụ thiết kế, tốt nhất là chỉ làm việc này sau khi đã trình bày xong tất cả các yếu tố trong tất cả các bản phim trong bài. Làm như vậy sẽ giúp việc áp dụng các loại hiệu ứng được đồng nhất hơn, phục vụ tốt cho diễn tiến thuyết trình.Để lập hiệu ứng cho yếu tố nào, nhấp chọn yếu tố đó rồi vào trình đơn Slide Show. Custom Animation, danh sách hiệu ứng sẽ xuất hiện ở cột bên phải màn hình. Chọn Add Effect cùng với một kiểu hiệu ứng nào mong muốn (cần thử nhiều lần để tìm được hiệu ứng ưng ý). Khi muốn điều chỉnh hiệu ứng đã áp dụng cho một hay nhiều yếu tố trong bản phim, nhấp chọn hoặc cho con trỏ vào bên trong yếu tố đó, ở cột hiệu ứng bên tay phải:
Áp dụng cách chuyển tiếp bản phim Nếu cần dùng hiệu ứng động chuyển tiếp giữa các bản phim, vào trình đơn Slide Show. Slide Transition, chọn một kiểu chuyển tiếp phù hợp trong danh sách, thay đổi tốc độ trong ô Speed, đánh dấu chọn Advance slide: On mouse click để chuyển bản phim bằng cách nhấn chuột. Các thiết lập khác chỉ nên thử khi đã làm chủ được phần mềm. Nếu muốn thiết lập cùng kiểu cho tất cả các bản phim, nhấn nút Apply to All Slides, nếu không thì chỉ áp dụng cho riêng bản phim đang xử lí.
|
Tác giả | @ Meresci - 2007 | Cập nhật: 15/07/2007 |