Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Thiết kế bài thuyết trình khoa học > Thuyết trình
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học



Thiết kế bài thuyết trình khoa học

Thuyết trình

Thời gian thông thường dành cho một bài thuyết trình khoa học là khoảng từ 15 đến 25 phút. Khoảng thời gian đó không đủ để trình bày đầy đủ mọi thứ trong bài viết. Do đó, khi thiết kế thông điệp cần làm sao để làm nổi bật các nội dung chính yếu và quan trọng nhất.

Trong buổi thuyết trình hay bảo vệ luận văn, cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:

  • không xin lỗi trước về sự thiếu chuẩn bị hay về các khiếm khuyết của bài thuyết trình, vì điều đó chỉ gây sự chú ý của người nghe vào các khiếm khuyết đó mà thôi;
  • không đọc bản phim chiếu từ đầu đến cuối, vì sẽ nhanh chóng mất kiểm soát sự chú ý của cử toạ (họ đến để nghe nói, còn nếu đọc thì họ sẽ tự đọc mà không cần đến diễn giả);
  • đứng ở một vị trí sao cho không che tầm nhìn của cử toạ lên màn hình;
  • giới thiệu tóm tắt nội dung để giúp người nghe định hướng được các vấn đề sẽ trình bày;
  • đề cập nhanh chóng vào chủ đề thuyết trình, tránh giới thiệu dẫn dắt dài dòng;
  • sử dụng tốt các câu dẫn ý, vì nhờ đó có thể gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe;
Về đầu trang
  • nhìn thẳng vào cử toạ, thường là nhìn từng người và lướt qua khắp phòng thuyết trình, tránh các cách:
    • đứng quay lưng lại cử toạ và nói với... màn hình (!),
    • cúi đầu xuống các phiếu ghi chú và nói với... mặt bàn (!);
  • cố gắng nói lớn, rõ tiếng, nhưng không nói quá nhanh, nuốt chữ hay gằn giọng, giúp người nghe kịp "tiêu hoá" thông tin;
  • tránh làm các động tác không tự nhiên, bất thường hay những động tác quá mạnh (đặc biệt là thói quen vung tay khi nói);
  • dùng kim chỉ bảng hoặc đèn chỉ bảng để giải thích các chi tiết trên màn hình, không rê chuột để chỉ các yếu tố cần giải thích trên bản phim đang trình chiếu;
  • không trình diễn quá nhiều thông tin đồ hoạ (hình ảnh, phim) vì dễ làm kéo dài thời gian thuyết trình, đồng thời cũng không được trình diễn hình ảnh mà không giải thích (vì khi diễn giả không giải thích, mỗi người nghe sẽ tự diễn giải theo cách hiểu riêng của mình);
  • nếu dùng phim trong, tránh kéo bản phim để đọc từng dòng;
  • ghi chú rõ các câu hỏi, và phải đảm bảo hiểu đúng ý câu hỏi trước khi trả lời;
  • nên chuẩn bị trước các bản phim khác dành riêng cho những vấn đề không trình bày trong bài thuyết trình, nhưng có thể được hỏi đến.
Bài tập tự kiểm tra
Và vấn đề còn lại, sau tất cả các nội dung đã đề cập tương đối trọn vẹn trong năm phần của giáo trình, đó là sự rèn luyện và áp dụng những nguyên tắc cơ bản trong mỗi vấn đề vào công việc hàng ngày. Chỉ có những bài học rút ra từ chính kinh nghiệm bản thân mới là đắt giá nhất để hiểu được giá trị thực sự của các Nguyên Tắc. Chúc thành công!

Bài kiểm tra đầu ra
Về đầu trang

Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007