Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Quy tắc nhập liệu > Thời gian
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học



Quy tắc nhập liệu

Thời gian

Để biểu diễn thời gian trong văn bản, có các trường hợp sau: ngày-tháng-năm; giờ-phút-giây; các khoảng thời gian theo cây niên đại; các thứ trong tuần. Mỗi loại thời gian có một số cách ghi khác nhau. Hiện nay do chưa có văn bản chính thức quy định bắt buộc vấn đề này nên cần tự lựa chọn một cách viết thống nhất và hợp lí trong cả bài.

Cách ghi ngày-tháng-năm

  • Ngày-tháng-năm đầy đủ: có hai lựa chọn:
    • viết đầy đủ bằng chữ thường; ngày, tháng và năm viết bằng số Arab, các ngày dưới 10 và các tháng dưới 3 phải có số 0 ở trước: ngày 11 tháng 6 năm 2007, ngày 19 tháng 11 năm 938, ngày 01 tháng 02 năm 34,...;
    • viết như trên, nhưng số của tháng viết bằng chữ thường, với các tháng 01 thay bằng "giêng": ngày 17 tháng giêng năm 1989, ngày 31 tháng ba năm 2000, ngày 09 tháng mười hai năm 2005,...

Nếu có thành phần nào cần bỏ đi thì các phần còn lại vẫn giữ nguyên cấu trúc: tháng 4 năm 1984, ngày 07 tháng giêng,...

  • Viết ngày tháng năm vắn tắt: chỉ dùng các con số và các kí hiệu làm dấu ngăn cách:
    • thứ tự: không được đảo lộn thứ tự ngày-tháng-năm trong bản văn viết bằng tiếng Việt;
    • số của năm: chỉ viết hai số cuối (dùng giới hạn vì dễ gây nhầm lẫn), viết đầy đủ các con số (ngày càng phổ biến);
    • số của tháng: có ba khả năng:
      • chỉ viết đúng con số của tháng: tháng 1, 2, 3,... 10, 11, 12,
      • các tháng dưới 3 có số 0 liền trước để phân biệt với các tháng trên 10: tháng 01, 02, 3, 4,... (áp dụng chính thức trong các văn bản hành chính nhà nước),
      • các tháng đều viết với hai con số: tháng 01, 02, 03,... (đơn giản, phù hợp với cách trình bày của đa số các trình xử lí trên máy tính)
    • số của ngày: có hai khả năng:
      • chỉ viết đúng con số của ngày: ngày 1, 2, 3,... 20, 21, 22,...
      • các ngày dưới 10 viết bằng hai con số: ngày 01, 02, 03, 4,... (áp dụng chính thức trong các văn bản hành chính nhà nước, đơn giản, phù hợp với cách trình bày của đa số các trình xử lí trên máy tính).
    • dấu cách: thường có hai kiểu dấu cách:
      • dấu gạch nối (-): ngày 01-3-2003, ngày 15-01-1997,...
      • dấu gạch chéo (/): ngày 27/7/1969, ngày 08/01/1978,...

Nếu có thành phần nào cần bỏ đi thì các phần còn lại vẫn giữ nguyên cấu trúc: tháng 6-1985, ngày 23/07, tháng 08/2006,...

Nói chung, cách ghi tất cả các tháng và ngày bằng hai con số, dùng dấu gạch chéo làm dấu ngăn cách là cách phù hợp nhất, xét về cách sử dụng dấu và kí hiệu cũng như về quan hệ sử dụng các chương trình máy tính.

Về đầu trang

Cách ghi giờ-phút-giây

  • Giờ-phút-giây đầy đủ:
    • viết đầy đủ bằng số Arabđơn vị  viết bằng chữ thường:
      7 giờ 30 phút 45 giây, 8 giờ 45 phút, 4 phút 11 giây, 10 giây 35 sao,...;
    • nếu là con số chỉ thời gian trong ngày, thêm yếu tố chỉ buổi (khoảng
      12 giờ) hoặc dùng đầy đủ con số của hệ 24 giờ: 9 giờ 30 phút sáng,
      5 giờ chiều, 7 giờ tối, 11 giờ khuya
      9 giờ 45 phút, 13 giờ 30 phút,
      0 giờ 15 phút 30 giây
      ,...
  • Giờ-phút-giây vắn tắt: chỉ dùng các con số và các đơn vị đo hoặc kí hiệu thời gian:
    • thứ tự: theo đúng thứ tự giờ, phút, giây, sao;
    • đơn vị đo thời gian: h (giờ), min (phút), s (giây);
    • kí hiệu đơn vị đo thời gian: ' (phút), " (giây);
    • dấu cách:
      • nếu dùng đơn vị đo thời gian, dấu cách là khoảng trắng dính trước và sau đơn vị (trừ đơn vị cuối cùng), đơn vị sao để trống:
        12 h 15 min, 8 min 16 s 25
        ,...
      • nếu dùng kí hiệu đơn vị, dấu cách là khoảng trắng dính sau kí hiệu, đơn vị sao để trống: 8' 15" 30,...
      • dùng dấu hai chấm, không có khoảng trắng cách cả trước lẫn sau: 08:14:59 (giờ-phút giây), 15:06 (giờ-phút), 45:30 (phút-giây).

Cách ghi các khoảng thời gian theo cây niên đại

Các khoảng thời gian theo cây niên đại được viết bằng chữ thường (chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu khi có mục đích tu từ): thiên niên kỉ (1.000 năm), thế kỉ (100 năm), thập kỉ (10 năm). Các con số theo sau được viết bằng số La Mã, chữ in: thế kỉ XIX, thiên niên kỉ II,... Riêng thập niên được viết bằng đầy đủ bốn số (làm tròn dưới đến 10) của năm: thập kỉ 1900, thập kỉ 1980,...

  • Khái niệm "thập niên" dùng để chỉ khoảng thời gian 10 năm bất kì, đi kèm bằng số của hai năm đầu và cuối, cách nhau bằng một dấu gạch nối (không có khoảng trắng): thập niên 1976-1985, thập niên 2007-2016,...

Năm bắt đầu mỗi khoảng thời gian này bắt đầu từ 1: thiên niên kỉ I gồm các năm 1-1000, thiên niên kỉ II gồm các năm 1001-2000; thế kỉ XI gồm các năm 1001-1100, thế kỉ XIX gồm các năm 1801-1900; thập kỉ 1900 gồm các năm 1901-1910, thập kỉ 1990 gồm các năm 1991-2000;...

Năm bắt đầu Công nguyên là năm 1. Không có năm 0. Các năm trước Công nguyên được tính ngược từ năm 1, với hai cách ghi (lựa chọn một cách ghi thống nhất):

  • ghi con số của năm, theo sau là kí hiệu "tr. CN" (trước Công nguyên): năm 217 tr. CN, năm 514 tr. CN,...;
  • ghi con số của năm, kèm trước bằng dấu trừ (không có khoảng trắng): năm -138, năm -475,...

Cách ghi các thứ trong tuần

Viết đầy đủ bằng chữ thường: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.

Viết tắt: T2, T3, T4, T5, T6, T7, CN.

Chỉ viết hoa chữ cái đầu của thứ khi từ này đứng đầu câu: viết "Thứ hai là ngày đầu tuần", nhưng "Ngày cuối tuần là chủ nhật".

Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007