Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Quy tắc nhập liệu > Đơn vị đo lường
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học



Quy tắc nhập liệu

Đơn vị đo lường

Các tài liệu khoa học tiếng Việt bắt buộc phải sử dụng Hệ thống Đơn vị đo lường Quốc tế (SI). Ngoài ra, còn có một số điểm quan trọng khác cần lưu ý trong việc trình bày các con số và đơn vị đo lường, trước khi tìm hiểu hệ SI một cách chi tiết.

  • Dấu thập phân: bắt buộc là dấu phẩy. Nếu trong một số chương trình máy tính không thay đổi được dấu thập phân, có thể chấp nhận dấu thập phân của hệ đo lường Anh (dấu chấm) trong hình hay chuỗi số liệu do chương trình đó xuất ra, nhưng không chấp nhận trong bản văn.
  • Dấu đơn vị số: đối với các số từ hàng nghìn trở lên (trừ số của năm lịch), có hai lựa chọn là dùng dấu chấm hoặc khoảng trắng dính để chia từng nhóm ba sốhai bên dấu thập phân. Ví dụ: viết 1.000 hoặc 1 000, không viết 1000; viết 15.693 hoặc 15 693, không viết 15693; viết 987.654.321 hoặc 987 654 321, không viết 987654321; viết 12.345,67 hoặc 12 345,67, không viết 12345,67 hoặc 12345.67; viết 10.234,567.89 hoặc 10 234,567 89, không viết 10.234,56789 hay 10 234,56789;...
  • Số nhỏ hơn 10: viết bằng chữ mà không viết số, trừ trường hợp đó là thành phần đánh số hay có một đơn vị đo lường theo sau:
    • viết: điều thứ hai, một số trường hợp, nhà có ba người, bao gạo nặng năm kilogram, bao gạo nặng 5 kg, chiếc xe dài 7,5 m, em bé cao một mét hai,...
    • không viết: điều thứ 2, 1 số trường hợp, nhà có 3 người, bao gạo nặng năm kg, bao gạo nặng 5 kilogram, chiếc xe dài 7,5 mét, em bé cao 1 mét 2,...
  • Các chuỗi số: nếu các chuỗi số hay giá trị thuộc một khoảng được biểu diễn bằng số đầu và số cuối liên kết nhau bằng dấu gạch nối (ngắn):
    • không dùng khoảng trắng trước và sau dấu gạch nối. Ví dụ: "các trang 18-20", không viết "các trang 18 - 20"; viết "tỉ lệ đạt khoảng 50-75 phần trăm", không viết "tỉ lệ đạt khoảng 50 - 75 phần trăm";
    • không dùng lẫn lộn "từ" và "kí hiệu" biểu thị khoảng giá trị. Ví dụ: viết "các em học sinh khoảng từ 14 đến 16 tuổi" hoặc "các em học sinh khoảng 14-16 tuổi", không viết "các em học sinh khoảng từ 14-16 tuổi",... 
Xem thêm:
Các đơn vị đo lường cơ bản và phái sinh của hệ SI
Các đơn vị đo lường khác được chấp nhận dùng kèm với hệ SI

Các quy tắc cơ bản của hệ SI

  • Quy tắc chung: chỉ sử dụng đơn vị đo lường được chấp nhận của hệ SI để biểu diễn các giá trị về số lượng; các đơn vị tương đương khác hệ được đặt trong ngoặc đơn sau đơn vị SI và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết cho đối tượng đọc.

Dưới đây là trích đoạn một số quy tắc trình bày các đơn vị đo lường theo hệ SI.

Quy tắc Giải thích Ví dụ đúng Ví dụ sai
Viết tắt Chỉ sử dụng chữ viết tắt tiêu chuẩn của đơn vị đo lường, các tiền tố, hậu tố và tên gọi chính thức

Không có dấu chấm sau chữ viết tắt của đơn vị
Không dùng các cách viết ppm, ppb, ppt hay "phần triệu", "phần tỉ",... để định lượng
s hoặc giây; m3/s hoặc mét khối trên giây

2,0 µL/L; 2,0 x 10-6 V;
4.3 nm/m; 4,3 x 10-9 l
10 sec;
75 cc;
175 mps

1,6 ppm;
2,3 ppb;
0,45 ppt
Số nhiều Đơn vị đo lường không thay đổi theo số nhiều hay số ít l = 75 cm l = 75 cms
Nhân hoặc chia nhiều đơn vị Dấu chấm giữa (·) hoặc một khoảng trắng biểu thị phép nhân giữa hai đơn vị liền kề (trong trình xử lí văn bản, dấu này được nhập tắt bằng cách nhấn giữ phím Alt và gõ các số 0183 từ bàn phím số)

Phép chia giữa hai đơn vị liền kề được biểu diễn bằng:
* dấu gạch ngang (với hai đơn vị trên dưới),
* hoặc dấu gạch chéo (nếu từ hai dấu trở lên phải dùng kèm với các dấu ngoặc),
* hoặc dấu luỹ thừa âm.
Tốc độ âm thanh khoảng 344 m·s-1

Tốc độ phân rã của 113Cs là vào khoảng 21 ms-1

m/s,  m s-2,
m kg/(s3 A), 
m·kg·s-3·A-1


m/s,  m s-2,
m kg/(s3 A), m kg s-3 A-1
Tốc độ âm thanh khoảng 344 ms-1

Tốc độ phân rã của 113Cs là vào khoảng 21 m·s-1

m ÷ s,  
m/s/s,
 m·kg/s3/A
Về đầu trang
Khoảng cách Có khoảng trắng ngăn cách giữa đơn vị và con số giá trị, trừ trường hợp đơn vị đo góc phẳng 25 km khối

3 m²

Góc rộng 15° 10' 30"
25km khối

3m²

Góc rộng
15 ° 10 ' 30 "
Tên gọi, đơn vị, số giá trị Không sử dụng lẫn lộn các tên gọi, số giá trị và kí hiệu đơn vị một cách lẫn lộn nhau trong cùng biểu thức kg/m3, kg·m-3, hay kilogram trên mét khối

m = 5 kg, dòng điện có cường độ 15 A

Thể tích nước là 
20 mL/kg
kilogram/m3, kg/mét khối

m = năm kg, cường độ dòng điện là 15 ampe

20 mL nước/ kg
Hình chữ Các biến số và kí hiệu số lượng được viết in nghiêng (riêng trong câu hay đoạn văn bản in nghiêng thì được viết đứng) Cô ấy nói: "Con chó đó nặng 10 kg!"

t = 3 s, trong đó t là thời gian và s là giây

T = 22 K, trong đó T là nhiệt độ tuyệt đối và K là nhiệt độ Kelvin
[...]  "Con chó đó nặng 10 kg!"

t = 3 s, trong đó t là [...]

T = 22 K, trong đó T là [...]
Ghi chú toán học Cần biểu diễn rõ ràng kí hiệu đơn vị đi kèm với một số giá trị cũng như phép toán áp dụng cho một giá trị số lượng 35 cm x 48 cm

1 MHz đến 10 MHz hoặc (1 đến 10) MHz

20 °C đến 30 °C hoặc
(20 đến 30) °C

123 g ± 2 g hoặc
(123 ± 2) g

70 % ± 5 % hoặc
(70 ± 5) %

240 x (1 ± 10 %) V
35 x 48 cm

1 đến 10 MHz hoặc
1 MHz-10 MHz

20 °C-30 °C hoặc
20 đến 30 °C

123 ± 2 g

70 ± 5 %

240 V ± 10 % 
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007