Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Phát triển ý tưởng dàn ý > Bài chính
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Phát triển ý tưởng từ dàn ý

Bài chính

Phần bài chính là phần quan trọng nhất cần phát triển từ dàn ý chi tiết, kể cả về ý tưởng, nội dung, văn phong, định dạng,...

  • Mở đầu (dẫn nhập): phần này tuy nằm ở đầu bài nhưng thông thường lại không phải là phần được viết đầu tiên. Cách tốt nhất là chỉ bắt tay vào viết phần này sau khi đã hoàn thành những nội dung chính yếu nhất trong bài, nghĩa là hiểu rõ kết quả đạt được và những kết luận quan trọng, có ý nghĩa của đề tài.
    • Phần này bắt đầu cho bài chính, kể từ đây các trang được đánh số Arab từ 1 cho đến hết bài viết.
    • Các nội dung được đề cập một cách vắn tắt, lần lượt là: giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và lợi ích hay tầm quan trọng của đề tài; hiện trạng nghiên cứu trước đó và những vấn đề chưa được giải quyết; các giả thuyết đã đặt ra và mục đích nghiên cứu khi thực hiện đề tài. 
    • Phần này chỉ nên viết ngắn gọn, chủ yếu nhằm gợi mở và định hướng sự chú ý, quan tâm của người đọc. Các chi tiết cụ thể sẽ được phát triển trong các phần sau. Độ dài phần này thường không quá 10 % phần phát triển đề tài: trong một luận văn 100 trang, phần phát triển đề tài khoảng 60 trang, phần mở đầu chỉ khoảng 5-6 trang.
    • Các ý tưởng trình bày chủ yếu rút ra từ các nguồn tham khảo. Các thông tin trích dẫn tham khảo phải trình bày đúng quy định, nhưng câu văn phải là của chính tác giả chứ không phải sao chép lại từ các nguồn khác.
    • Phần này là đề mục cấp đề mục lớn nhất trong phần bài chính.
Mô hình minh hoạ
Về đầu trang
Phần Phát triển đề tài chỉ có ý nghĩa phân cấp về nhóm nội dung, nhưng không đặt thành đề mục riêng trong dàn ý. Các tiểu phần bên trong nhóm nội dung này được đặt làm đề mục cấp lớn nhất của phần bài chính, tương đương với các phần "Mở đầu", "Kết luận", "Danh mục tham khảo".
  • Các lưu ý cơ bản: để phát triển tốt các đề mục trong phần này, có một số vấn đề cơ bản mà nhà nghiên cứu cần lưu ý trong quá trình viết tài liệu, ngay từ bước đầu lập dàn ý cũng như bổ sung, chỉnh sửa nội dung chi tiết.
    • Cách phân chia đề mục: nên tham khảo các quy định của cấp quản lí đề tài và các tài liệu chuyên ngành cùng loại. Dựa vào đó, tác giả bài viết có thể tự do phân chia đề mục ở một mức độ nhất định.
    • Kĩ thuật viết: yêu cầu quan trọng nhất là lập luận phải chặt chẽ. Các dữ liệu thu thập được, các hình ảnh minh hoạ, các dẫn chứng khoa học, các phương pháp phân tích và chứng minh,... phải được sử dụng một cách phù hợp và chính xác.
    • Chiến lược giải quyết vấn đề: phương pháp lập luận phải theo một chiến lược phù hợp với vấn đề cần giải quyết trong từng đề mục cụ thể. Có thể là một chiến lược tuần tự khi vấn đề được đặt trong bối cảnh thời gian hay có tính chất lịch sử. Có thể là một chiến lược song song khi vấn đề cần được so sánh, đối chiếu...
    • Diễn tiến: thông thường bài viết nên được xây dựng theo hướng phát triển dần các ý tưởng và các vấn đề cần chứng minh, nhằm thuyết phục dần người đọc qua từng phần của bài viết. Những thông tin, dữ liệu nào ít quan trọng, trùng lắp hoặc lệch khỏi trục phát triển này thì nên được cân nhắc loại bỏ nhằm tránh gây phân tán nội dung chính.
    • Sửa lỗi: trong giai đoạn phát triển và hoàn chỉnh bài viết, rất cần chú ý đến văn phong khoa học và hình thức trình bày. Bài viết đúng ngữ pháp, chính tả, không mắc lỗi nhập liệu, sử dụng dấu câu và các thể thức trình bày văn bản đúng quy cách,... sẽ làm tăng tính thuyết phục của bài viết.
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007