Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Lập dàn ý và các ý tưởng cơ bản
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Lập dàn ý và các ý tưởng cơ bản

Lập dàn ý

Lập dàn ý trước khi bắt đầu bài viết là một phương pháp kinh điển trong trường học nói chung. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được sự cần thiết đó, hay luôn rèn luyện phương pháp đó, hay biết cách lập một dàn ý tốt.

Dàn ý giúp tổ chức tốt quá trình lập luận, tạo nên bộ khung chắc chắn cho toàn bộ các vấn đề cần trình bày trong bài viết, đồng thời giúp người đọc có thể dễ dàng đọc và hiểu các ý tưởng của tác giả.

Một dàn ý bất kì luôn phải đáp ứng ba chức năng cơ bản sau:

  • chức năng phát hiện: giúp dễ dàng phân tích, khám phá những cái mới;
  • chức năng thông tin: giúp trình bày hiệu quả các ý tưởng và dữ liệu có được;
  • chức năng lập luận: giúp chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết khoa học.
Về đầu trang
Các chiến lược giải quyết vấn đề

Tuỳ chiến lược giải quyết vấn đề trong bài viết mà có thể lập các kiểu dàn ý khác nhau.

    • Chiến lược tuyến tính: luận chứng được trình bày tuần tự, mỗi yếu tố (đoạn, ý) được phát sinh từ yếu tố trước đó và làm phát sinh yếu tố tiếp sau.
      • Quá trình chứng minh vấn đề diễn ra liên tục, mỗi đoạn dựa vào các ý trước đó để chứng minh một khía cạnh nào đó một cách rõ ràng và gợi ra một khía cạnh khác cần chứng minh tiếp.
      • Trình tự các khía cạnh được xử lí phản ánh một logic ngầm trong phép suy luận của tác giả. Người đọc được dẫn dắt dần đến một kết luận bằng các mối liên hệ logic tuần tự giữa các vấn đề.
    • Chiến lược nhị nguyên: mỗi đơn vị được trình bày thành từng cặp tiểu đơn vị đối lập nhau, nhằm làm nổi bật sự khác biệt, thường các ý phát triển sau sẽ có vai trò như một tiểu kết luận về khía cạnh được xử lí.
      • Trong nhiều trường hợp, việc phân tích các khía cạnh đối lập cần thiết phải dẫn đến một đoạn kết luận sau cùng, giống như trong chiến lược biện chứng.
    • Chiến lược biện chứng: trong chiến lược này, hai khía cạnh đối lập của một vấn đề sẽ được xử lí riêng biệt, sau đó dẫn đến một phần tổng hợp.
      • Trong chiến lược này, theo nguyên lí biện chứng, một vấn đề luôn có hai mặt đối lập nhau (chính đề và phản đề), không tách rời nhưng có thể thống nhất ở một cấp độ cao hơn (hợp đề).
Sơ đồ minh hoạ
Về đầu trang
Các đặc điểm của một dàn ý tốt

Mỗi dàn ý có những vấn đề riêng biệt, đặc thù. Nhưng thông thường, có bốn nguyên tắc tổng quát mà một dàn ý khoa học cần tuân thủ.

    • Phân cấp chương mục hài hoà, phù hợp với cấu trúc trình bày chung của tài liệu. 
    • Mỗi đơn vị chương mục ngang cấp phải có tầm quan trọng và độ dài tương đương nhau.
    • Tên các đề mục phải có độ dài và hình thức hài hoà với nhau.
    • Các mục mô tả hiện thực, kết quả đi trước các mục ý kiến, phân tích, giải thích, tổng hợp.
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007