Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Lập dàn ý và các ý tưởng cơ bản
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Lập dàn ý và các ý tưởng cơ bản

Đánh số chương mục

Có hai kiểu đánh số chương mục cơ bản trong một tài liệu khoa học: theo cây mục tiêu và theo ma trận.

Kiểu đánh số theo cây mục tiêu là kiểu cổ điển, chia theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: quyển, tập, phần, chương, mục, tiểu mục (có thể có vài cấp tiểu mục), ý lớn, ý nhỏ. Tuỳ quy mô công trình mà tài liệu được phân cấp lên đến bậc nào. Đối với luận văn khoa học, cấp lớn nhất thường là phần hoặc chương, còn các bài báo khoa học thường chỉ chia theo cấp lớn nhất là mục.

Cấu trúc đánh số theo cây mục tiêu

Theo cách này, các đề mục được đánh số theo các thứ tự từ cao đến thấp sau: 

    • số La Mã --> số Arab --> chữ cái Latin --> chữ cái Hy Lạp;
    • chữ in --> chữ thường.
Cây mục tiêu

Trong mỗi đề mục, nhất là từ chương trở xuống, các đề mục con được bắt đầu lại từ đầu của dãy thứ tự.

Có thể có nhiều cấp trung gian và kiểu đánh số khác với hình minh hoạ như trên, nhưng phải đảm bảo trình tự đã nêu.

Về đầu trang
Cấu trúc đánh số theo ma trận

Đây là cách đánh số thứ tự đề mục đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong nhiều loại tài liệu khoa học. Ưu điểm của phương pháp này là giúp nhận diện vị trí đề mục trong tài liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Nguyên tắc đánh số thứ tự này cũng áp dụng cho các cấp bậc đề mục như kiểu cây mục tiêu, chỉ khác ở kiểu số thứ tự. Thay vì dùng các kiểu số La Mã và Arab, chữ cái Latin và Hy Lạp, chữ in và chữ thường, trong kiểu ma trận:

    • chỉ dùng số Arab;
    • số thứ tự mỗi đề mục được kèm trước bằng số thứ tự của cấp đề mục liền trên;
    • trong mỗi cấp đề mục, các số thứ tự đề mục con cùng cấp là liên tục nhau, bắt đầu từ 1.
Ma trận
Về đầu trang
Cấu trúc hỗn hợp

Mỗi cách đánh số theo cây mục tiêu hay ma trận đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Có thể áp dụng một cách đánh số hỗn hợp, như ví dụ dưới đây:

Chương 1
Chương 2

2.1.
2.2.
a.
b.
...
...
...
Lưu ý
    • Trong một tài liệu, không nên phân quá nhiều cấp đề mục, vì điều đó dễ dẫn bài viết đến chỗ vụn vặt, rối rắm.
    • Kiểu đánh số phải thống nhất theo một logic nhất định trong toàn bài.
    • Các dấu đi kèm với mỗi số thứ tự cần thống nhất trong toàn bài: ngoặc đơn, chấm, hai chấm, gạch ngang, gạch chéo,...
    • Không nên dùng các kí hiệu như dấu sao (*), dấu gạch ngang (-), dấu chấm tròn,... cho đề mục, vì chúng thường phù hợp hơn khi dùng cho các danh sách liệt kê trong thân bài.
    • Trong mỗi cấp đề mục, nếu không có từ hai đề mục con trở lên thì không chia và đánh số đề mục con, như ví dụ bên dưới (đề mục gạch ngang).

Chương 1

1.1.

Chương 2

2.1.
2.2.
2.2.1.
2.3.
...
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007