Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Những nguyên tắc cơ bản
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học




Những nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc chung khi viết

Để viết một tài liệu thông thường có hiệu quả truyền thông cao, có những nguyên tắc cơ bản sau đây cần nắm:

  • có một ý tưởng chủ đạo;
  • hướng đến một nhóm đối tượng cụ thể;
  • cho thấy rõ vấn đề muốn đề cập, với lí do thoả đáng;
  • dùng một số ý tưởng khác để phụ hoạ thêm cho ý tưởng chính, trong một trật tự hợp lí;
  • viết càng rõ ràng dễ hiểu càng tốt.

Các bước thực hiện một bài viết như trên là:

  • thiết kế một thông điệp nền tảng của bài viết: phát biểu ngắn gọn, phù hợp với đối tượng và mục đích viết bài;
  • sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí với thông điệp nền tảng;
  • viết bản thảo: chia phần, thêm nội dung chính từng phần, minh hoạ,...
  • duyệt và hoàn chỉnh bài viết: hoàn tất các chi tiết đã lập ra trong bản thảo, sửa lỗi, bỏ các ý thừa, điều chỉnh các chi tiết trình bày và lập luận theo một hệ thống thống nhất trong toàn bài,...
Về đầu trang

Nguyên tắc viết tài liệu khoa học

Các bài viết khoa học đòi hỏi có những kĩ năng chuyên biệt, ngoài các nguyên tắc căn bản trong việc viết một tài liệu thông thường.

Người viết một tài liệu khoa học không thể viết theo bất cứ cách nào mình muốn, mà phải:

  • giới hạn trong phạm vi chuyên ngành áp đặt cho đề tài;
  • hướng đến những đối tượng cũng thuộc cùng chuyên ngành hay chuyên ngành gần;
  • tuân thủ các tiêu chuẩn, quy tắc, thói quen trình bày trong chuyên ngành nói riêng và trong khoa học nói chung;
  • sử dụng những quy ước định dạng phù hợp với tính chất của tài liệu.

Có một số bước quan trọng cần trải qua để viết một tài liệu khoa học có tính thuyết phục cao, phù hợp với các quy ước và thông lệ khoa học.

  • Định hướng viết: trước khi viết, cần tự hỏi mình để xác định rõ mục đích viết, chủ đề cần viết, thông điệp nền tảng cần truyền đi là gì, đối tượng đọc là ai, bài viết sẽ công bố như thế nào, ở đâu.
  • Lập dàn ý: dàn ý này phải tuân thủ các quy định trình bày, đồng thời giúp xếp đặt rõ ràng các ý tưởng cần trình bày trong bài viết cũng như kết luận cần hướng đến.
  • Viết bản thảo: dựa trên dàn ý đại cương, bổ sung dần các nội dung quan trọng trong từng phần, kiểm tra tính liền mạch của các ý tưởng và các phần nội dung trong dàn ý.
  • Duyệt bài và hoàn chỉnh: kiểm tra tính chính xác của bài viết, loại bỏ các ý thừa, bổ sung các ý còn thiếu, sửa lỗi chính tả và lỗi nhập liệu, hoàn tất việc trình bày các đề mục và các chương/phần trong bài viết.
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007