Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản

Mở đầu

Trong khoa học, có nhiều loại tài liệu khác nhau, mỗi loại có cấu trúc trình bày khác nhau, tuỳ vào mục đích truyền thông, đối tượng đọc và cấp độ đề tài. 

Việc công bố một tài liệu khoa học có vai trò quan trọng, đối với cả xã hội nói chung lẫn sự tiến bộ khoa học nói riêng, vì những kết quả khoa học không được công bố thường sẽ bị mất đi. Khi công bố tài liệu, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu của mình, tác giả có thể:

  • trao đổi với các đồng nghiệp cùng ngành;
  • thông báo các hoạt động nghiên cứu của mình;
  • tự giới thiệu trong giới khoa học chuyên ngành;
  • xác lập uy tín chuyên ngành;
  • tích luỹ các công trình trong sự nghiệp nghiên cứu;
  • v.v.
Về đầu trang

Các hình thức công bố tài liệu khoa học

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hình thức công bố tài liệu:

  • trạng thái tiến triển của đề tài: báo cáo từng giai đoạn, thuyết trình các kết quả,...;
  • các yêu cầu về quản lí hay cam kết, thoả thuận với nhà tài trợ cho đề tài;
  • đối tượng đọc tài liệu: các chuyên gia khoa học, các nhà khoa học cùng ngành hay gần ngành, đối tượng khoa học tổng quát, khoa học phổ thông, khoa học thường thức,...

Các hình thức công bố tài liệu khoa học chính là:

  • bài báo khoa học tiền nghiệm: là tài liệu nguyên cấp, trực tiếp cung cấp dữ liệu khoa học mà không cần thông qua các báo cáo kết quả nghiên cứu, thường gặp khi các nhà nghiên cứu gửi thẳng công trình đến các tạp chí chuyên ngành, hoặc tài liệu tam cấp khi các chuyên gia đầu ngành viết bài tổng hợp hiện trạng nghiên cứu theo một chủ đề nào đó dựa trên các kết quả đã công bố;
  • báo cáo nghiên cứu: bao gồm tất cả các loại báo cáo kĩ thuật, báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu, luận văn và luận án khoa học, mô tả đầy đủ quá trình nghiên cứu một đề tài, cho một nhóm đối tượng chuyên ngành nhất định đọc, đánh giá và phản hồi;
  • bài báo khoa học hậu nghiệm: cũng là tài liệu nguyên cấp, nhưng thường được viết dựa trên một báo cáo nghiên cứu đã thực hiện trước đó, thường gặp khi các tác giả luận văn/luận án khoa học gửi bài đăng tạp chí chuyên ngành sau khi đã bảo vệ thành công trước hội đồng đánh giá.
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007