Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản > Báo cáo nghiên cứu
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản

Báo cáo nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu nói chung là tất cả các loại tài liệu mà một nhà nghiên cứu soạn thảo để:

  • báo cáo kết quả và sự tiến triển của đề tài nghiên cứu cho cấp quản lí hoặc nhà tài trợ;
  • báo cáo các kết quả nghiên cứu thu được trong cộng đồng khoa học ở phạm vi hẹp (thường sẽ công bố rộng rãi về sau, nếu được, bằng một bài báo khoa học).

Các báo cáo nghiên cứu thường:

  • được in với số lượng hạn chế;
  • không trải qua đánh giá, phản biện khách quan;
  • được biên soạn để tiếp nhận ý kiến phản hồi của các chuyên gia về vấn đề được trình bày.
Luận văn khoa học dù ở bậc học nào (đại học và sau đại học) đều có thể được xem là một công trình nghiên cứu, nhưng cũng đồng thời là một báo cáo kết quả của quá trình tập sự nghiên cứu, nhằm mục tiêu học tập nghiên cứu khoa học (Vũ Cao Đàm, 2000). Luận văn khoa học cũng được xếp vào loại tài liệu báo cáo nghiên cứu, với một điểm đặc biệt hơn: có một hội đồng đánh giá.
Về đầu trang

Theo Vũ Cao Đàm (2000), "luận văn khoa học là một công trình tập sự nghiên cứu khoa học, ghi nhận một mốc phấn đấu của tác giả luận văn", và có thể được chia thành các loại sau đây:

  • tiểu luận: chuyên khảo về một chuyên đề khoa học, không nhất thiết phải bao quát và hoàn chỉnh toàn bộ vấn đề, thường làm theo từng môn học;
  • khoá luận: chuyên khảo tổng hợp thể nghiệm kết quả học tập sau một khoá đào tạo chuyên môn, huấn luyện nghiệp vụ, không nhằm mục đích bằng cấp;
  • đồ án môn học: chuyên khảo về một vấn đề kĩ thuật sau một môn học, thường gặp ở các trường kĩ thuật;
  • đồ án tốt nghiệp: chuyên khảo tổng hợp kết thúc chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành kĩ thuật;
  • luận văn cử nhân: chuyên khảo tổng hợp kết thúc chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội;
  • luận án thạc sĩ*: chuyên khảo trình bày một nghiên cứu có hệ thống của nghiên cứu sinh cao học* để giành học vị thạc sĩ;
  • luận án tiến sĩ: chuyên khảo trình bày một nghiên cứu có hệ thống của nghiên cứu sinh để giành học vị tiến sĩ.
[*: riêng về vấn đề này, hiện nay vẫn phổ biến cách gọi "học viên cao học" và "luận văn thạc sĩ" mà chưa có sự thống nhất về thuật ngữ]
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007