Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản > Bài báo khoa học > Quy trình xuất bản một bài báo khoa học
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản

Bài báo khoa học

Quy trình xuất bản một bài báo khoa học

Một tạp chí khoa học nếu có tinh thần làm việc nghiêm túc và biết quý trọng ấn phẩm của mình sẽ công bố các quy tắc trình bày bài viết và các hướng dẫn cần thiết giúp các tác giả chuẩn bị viết bài gửi đăng.

Các quy tắc, tiêu chuẩn cụ thể là khác nhau tuỳ mỗi tạp chí, và trước khi gửi đăng rất cần tìm hiểu kĩ và ghi nhớ để tuân thủ ở mức tối đa. Ở những tạp chí lớn, chỉ cần trình bày không đúng quy định là đã có thể bị nhân viên biên tập loại ra trước khi chuyển đến cho hội đồng chuyên môn, dù có những kết quả xuất sắc.

Không có một quy trình tuyệt đối áp dụng chung cho tất cả các tạp chí khoa học, nhưng tạp chí nào càng tổ chức chặt chẽ quá trình xuất bản khoa học thì càng cung cấp cho độc giả nhiều bài viết có giá trị cao. Quy trình xuất bản phổ biến nhất bao gồm năm giai đoạn:

    • tiếp nhận bản thảo;
    • đánh giá bản thảo;
    • sửa bản thảo;
    • thiết kế bản in và xuất bản;
    • phân phối ấn phẩm.
Về đầu trang
    • Tiếp nhận bản thảo: một bản thảo không được gửi đồng thời cho hai hay nhiều tạp chí khác nhau, và phải thực hiện theo đúng các quy định và hướng dẫn của tạp chí muốn đăng bài, thường gửi kèm theo bài một bức thư giải thích các chi tiết nằm ngoài bài báo (như đề nghị về người phản biện, thông báo các xung đột lợi ích với những người có thể có liên quan,...).
      • Khi bản thảo được tiếp nhận, toà soạn sẽ đánh số bài nhận được, đồng thời các biên tập viên kiểm tra sơ bộ xem bài báo có phù hợp với hướng chuyên ngành của tạp chí, và có được trình bày theo đúng quy định hay không.
      • Bản thảo thông qua được giai đoạn này sẽ được chuyển đến hội đồng biên tập chuyên môn.
      • Kết quả tiếp nhận thường sẽ được thông báo cho tác giả, hoặc để chỉnh sửa theo đúng quy định trước khi đánh giá, hoặc cho biết các chi tiết để thao dõi quá trình đánh giá: số hồ sơ, người phụ trách,...
    • Đánh giá bản thảo: đây là công đoạn quan trọng nhất trong việc xuất bản một bài báo khoa học. Ở những tạp chí lớn hoặc có uy tín cao, thời gian này có thể kéo dài vài tháng, hoặc thậm chí hơn một năm.
      • Ban biên tập lựa chọn một cặp chuyên gia để đánh giá (phản biện) bản thảo, dựa theo các tiêu chí khoa học riêng, cũng như dựa vào sự sẵn sàng của chuyên gia. Thông thường cặp chuyên gia phản biện phải cân đối về chuyên môn, khu vực địa lí, phương pháp luận và hệ tư tưởng.
      • Các chuyên gia phản biện sẽ đánh giá bản thảo dựa trên một biểu mẫu, thường do toà soạn cung cấp. Các phiếu đánh giá này thường không ghi tên, thậm chí có toà soạn không cho biết ai là tác giả bản thảo, nhằm đảm bảo tính khách quan khoa học.
      • Ban biên tập sẽ soạn lại một thư tổng hợp để phản hồi cho tác giả, kèm theo các đánh giá và ý kiến phản biện. Thường có ba trường hợp: "chấp thuận nếu sửa các lỗi nhỏ", "chấp thuận nếu sửa các lỗi quan trọng" và "không chấp thuận".
Về đầu trang
    • Sửa bản thảo: các ý kiến phản hồi sẽ được gửi về lại cho tác giả để chỉnh sửa. Thường chỉ có khoảng 5 % các bản thảo được duyệt đăng mà không cần phải chỉnh sửa gì.
      • Nếu các ý kiến chuyên gia là "không chấp thuận" thì bản thảo sẽ bị loại khỏi chu trình xuất bản, và tác giả có thể viết lại, để gửi hoặc cho cùng tạp chí để thử sức lần nữa hoặc cho tạp chí khác;
      • nếu các ý kiến là "chấp thuận" với các điều kiện sửa lỗi thì tác giả phải sửa các điểm được yêu cầu để gửi lại cho toà soạn theo đúng thời hạn;
      • chỉ khi nào tác giả đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sửa lỗi sau các ý kiến phản biện thì bài báo mới được duyệt đăng và lúc này đã có thể trích dẫn tham khảo, nhưng cần ghi rõ "được duyệt đăng" (accepted/accepté) sau biểu tham khảo;
      • thời hạn đăng bài tuỳ thuộc vào mỗi tạp chí.
    • Thiết kế bản in và xuất bản bài báo: 
      • với các bản thảo được duyệt đăng, nhà xuất bản sẽ tiến hành thiết kế bản in theo đúng phong cách trình bày của tạp chí và gửi bản in cho tác giả để kiểm tra và sửa lỗi kĩ thuật;
      • khi tác giả gửi trả bản in đã sửa lỗi về cho toà soạn, bài báo lúc này có thể được trích dẫn tham khảo, với ghi chú "chờ in" (in press/sous presse) sau biểu tham khảo;
      • toà soạn sẽ sắp xếp để đưa bài chờ in vào một số báo phù hợp để xuất bản chính thức.
    • Phân phối ấn phẩm: ngoài hệ thống phát hành của nhà xuất bản, các tác giả cũng có thể chủ động thông báo về bài báo của mình rộng rãi cho đồng nghiệp, trong giới nghiên cứu chuyên ngành, cho các chuyên gia đầu ngành thường viết sách hay bài tổng hợp tài liệu.
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007