Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Phát triển ý tưởng dàn ý > Khai tập
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Phát triển ý tưởng từ dàn ý

Khai tập

Các thành phần trong khai tập cần được cập nhật thường xuyên trong quá trình phát triển và chỉnh sửa bài viết, đặc biệt là vị trí các bảng, hình, các kí hiệu và chữ viết tắt. Trang bìa và mục lục có thể hoàn tất sau khi đã sửa xong tất cả các phần khác. Các điểm cần chú ý phát triển trong phần này chủ yếu là sử dụng các định dạng phù hợp để trình bày các trang khai tập.

  • Trang bìa: cấu trúc trang bìa luận văn thông thường như sau:
* Dòng 3 chỉ dùng với luận văn bậc đại học
* 1/5 dọc trang ==>

* 1/3 dọc trang
 ==>


* 1/2 dọc trang
 ==>



* 2/3 dọc trang
 ==>

Dòng kề cuối trang
BỘ CHỦ QUẢN
TRƯỜNG/VIỆN
KHOA

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

TÊN ĐỀ TÀI
CẤP ĐỘ ĐỀ TÀI VÀ CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ (NẾU CÓ)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TỈNH THÀNH, THÁNG/NĂM
  • Lời cảm ơn: phần này thể hiện một phép lịch sự, là nơi bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu: cung cấp thông tin; trả lời tư vấn; thực hiện điều tra, thí nghiệm;...
    • Có thể cảm ơn bằng cách gửi một bản báo cáo và viết tay lời đề tặng trực tiếp ở trang lót.
    • Với những người cần cảm ơn chính thức, ngoài mục đích tri ân còn có thể cung cấp thông tin để người khác có thể tìm được sự giúp đỡ tương tự, một trang cảm ơn in sẵn được đặt ngay sau trang lót hay trang nhan đề.
    • Không nên viết lời cảm ơn quá dài và quá cầu kì. Thường chỉ cần và nên giới hạn trong một trang để cảm ơn những ai đã mang lại sự giúp đỡ thực sự có ý nghĩa đối với chính đề tài đã thực hiện.
    • Ngôi thứ tác giả sử dụng để tự xưng danh trong lời cảm ơn thường là "tôi" hoặc "chúng tôi". Nên tránh các ngôi thứ thể hiện lễ phép giao tiếp với người lớn như "em", "con", "cháu",...
    • Nên dành những khoảng trống rộng ở đầu trang, cuối trang và hai biên; dành từng đoạn văn bản để cảm ơn từng (nhóm) người, theo thứ tự quan trọng giảm dần, trừ người thân trong gia đình đặt ở cuối cùng; khoảng cách giữa các đoạn vừa phải, đủ để làm nổi bật và cho thấy sự trân trọng với từng lời cảm ơn.
    • Trong mỗi lời cảm ơn, ghi danh xưng đầy đủ của (nhóm) người được cảm ơn, có mô tả vắn tắt những sự giúp đỡ của họ. Cách sắp xếp ý trước sau trong từng lời cảm ơn có thể linh động tuỳ người viết, sao cho đầy đủ mà súc tích, đơn giản mà không đơn điệu.
Về đầu trang
  • Mục lục: nên sử dụng kĩ thuật lập mục lục tự động để liệt kê và cập nhật một cách đầy đủ và chính xác tất cả các đề mục có trong bài. 
    • Kể từ mục lục trở đi cho đến hết phần khai tập, các trang được đánh số thứ tự bằng số La Mã, chữ thường: i, ii, iii, iv, v, vi,...
    • Các đề mục trong bài không nên vượt quá bốn cấp. Các đề mục từ cấp thứ tư trở đi có thể không liệt kê vào mục lục vì sẽ làm nặng nề và rối rắm một cách không cần thiết.
    • Tên mỗi đề mục không có dấu chấm hết ở cuối. Và nếu tên đề mục dài quá hai dòng thì canh biên trái và phải sao cho không chèn vào phần số trang và số thứ tự đề mục.
  • Danh mục hình: nên thống nhất theo thông lệ quốc tế, dùng "hình" (figure) cho tất cả các yếu tố đồ hoạ (ảnh chụp, hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ,...) được sử dụng bên trong hoặc kèm theo luận văn. Để không bị thiếu sót hay mất nhiều thời gian chỉnh sửa, cập nhật, tốt nhất là dùng các kĩ thuật định dạng tự động cho danh mục này.
    • Hình được đánh số liên tục trong cả bài hoặc liên tục trong từng phần/chương. Nếu đánh số theo từng phần/chương, số thứ tự của mỗi hình phải được kèm trước bằng số thứ tự của phần/chương tương ứng. Người viết phải chọn một cách thống nhất trong cả bài.
    • Hình được đặt tên sao cho thể hiện được nội dung chính muốn truyền đạt trong hình, và phải được dẫn ra (bằng số thứ tự hình) ít nhất một lần trong bài chính. Vị trí tên hình trong bài viết là ở ngay dưới hình.
    • Tên hình trong danh mục hình không có dấu chấm hết ở cuối, và hai biên không chèn vào phần số trang và số thứ tự hình.
  • Danh mục bảng: cũng tương tự như danh mục hình, có thể sử dụng các tính năng của trình xử lí văn bản để định dạng tự động danh mục này, thay vì phải chỉnh sửa thủ công mỗi lần cập nhật, đặc biệt là khi số trang thay đổi.
    • Các quy định cho tên bảng cũng giống như đối với tên hình, chỉ khác ở một điểm: tên bảng được đặt ở ngay trên bảng.
  • Kí hiệu và chữ viết tắt: danh mục này nên được liệt kê và cập nhật liên tục trong quá trình viết bài, ngay khi có sử dụng từ viết tắt hay kí hiệu ở bất cứ vị trí nào của bài viết. Danh mục này chỉ cần hai cột: cột đầu cho chữ viết tắt hoặc kí hiệu; cột thứ hai cho phần giải thích đầy đủ. Không cần đánh số trang của các chữ viết tắt hay kí hiệu được dùng trong bài chính.
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007