Giới
thiệu giáo
trình
Tác
giả
Kiểm
tra đầu vào
Phần
1. Các bước triển khai
một đề tài nghiên cứu khoa học
Phần
2. Phương pháp
tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học
Phần
3. Khai thác
thông tin từ tài liệu khoa học
Phần
4. Phương
pháp viết tài liệu khoa học
Phần
5. Kĩ thuật soạn thảo
tài liệu khoa học
Kiểm
tra đầu ra
Phản
hồi kết quả
Thư mục |
Phần
4. Phương pháp viết tài liệu khoa học
Cấu
trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản
Báo cáo
nghiên cứu
Dẫn
nhập (mở đầu)
Đây là tiểu phần bắt
đầu phần bài chính, được
xem là chương đầu tiên của luận văn, có
vai trò giới thiệu bối cảnh và các
lí do thực hiện đề tài, gợi mở các khả
năng về lợi ích của đề tài, và
tóm tắt nội dung chính của toàn bộ
luận văn.
Phát triển đề tài
Tuỳ từng chuyên ngành
và đặc
thù của mỗi đề tài mà có
thể phát
triển đề tài thành nhiều chương mục
khác nhau,
nhưng nhất thiết phải đánh số thứ tự một cách
liên
tục và phù hợp với logic giải quyết vấn đề. Hiện
này, cấu trúc IMRaD
là phổ biến nhất, do có tính chất đơn
giản
và hợp lí nhất trong việc trình
bày kết quả
nghiên cứu khoa học.
- Tổng quan tài liệu:
đây thường là chương tiếp sau chương mở đầu, giới
thiệu
vấn đề nghiên cứu một cách tổng quát,
sau đó
đi sâu vào những khía cạnh
liên quan đến chủ đề được nghiên cứu, bằng
cách phân
tích và tổng hợp các kết quả
đã công
bố, lấy đó làm cơ sở để tiến hành đề
tài
nghiên cứu.
- Mức độ chuyên
sâu của phần này phụ thuộc vào cấp độ
của đề tài.
- Trình tự sắp xếp
các vấn đề theo
phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp tuỳ thuộc vào
tính chất của đề tài.
- Vật
liệu và phương pháp nghiên cứu:
thông thường, mỗi đề tài đều có những
đối tượng/vật
liệu nghiên cứu khác nhau, sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau.
- Tác giả cần mô
tả chi tiết
các điều kiện đã cho phép thực hiện đề
tài: địa điểm nghiên cứu; vật
liệu (các
đối tượng được nghiên cứu, các vật liệu sử dụng
trong các phương pháp khác nhau); phương
pháp (kĩ
thuật thu mẫu và xử lí mẫu, thiết bị
và phương tiện
thực nghiệm, kĩ thuật và phương pháp đo
đạc, phân tích, thống kê,...)
- Tất cả được trình
bày theo từng
mục và phụ mục rõ ràng và
hợp lí,
đầy đủ chi tiết cần thiết để bất cứ nhà nghiên cứu
nào khác cũng có thể lặp lại quy
trình.
- Tuy nhiên, với những
phương pháp
đã trở thành phổ biến, không cần thiết
phải
mô tả chi tiết mà chỉ cần mô tả vắn tắt
kèm
theo thông tin trích dẫn về tài liệu
gốc.
- Kết
quả: mục đích của phần này
là trình bày
một cách khách quan
các kết quả thu được khi áp dụng các
phương pháp nghiên cứu trên
các vật liệu đã mô tả trong phần "Vật
liệu và phương pháp nghiên cứu",
không diễn giải theo quan điểm riêng.
- Kết quả cần phải được
trình bày càng rõ
ràng càng tốt, vì đây
chính là phần phản ánh cái
cốt lõi của toàn bộ quá
trình nghiên cứu.
- Sử dụng các
công cụ đồ hoạ hoặc các bảng phân
tích để biểu diễn kết quả. Hạn chế biểu diễn đồng thời một
bảng và một hình cho cùng một kết quả.
- Thảo
luận: phần này đòi hỏi đầu tư suy
nghĩ và giải thích các kết quả thu
được nhằm hướng đến những kết luận cuối cùng. Đây
là phần phản ánh giá trị
riêng biệt và mới mẻ của một đề tài.
- Các kết quả cần được
phân loại, sắp xếp, phân tích
và liên hệ với nhau một cách chặt chẽ
và thấu đáo, làm bật lên
những ý tưởng chủ đạo của đề tài.
- Từ những kết quả cụ thể,
tác giả có thể khái quát
hoá bằng một nhận định, giả thuyết có thể
áp dụng cho những trường hợp khác.
- Nội dung thảo luận phải ăn khớp,
trung thực với kết quả đã thu được.
- Các dẫn chứng thảo luận
thường lấy từ các nguồn đã công bố,
nhưng cần tránh dẫn các tài
liệu gián tiếp, vì dễ có
nguy cơ hiểu sai lệch kết quả gốc.
Kết luận
Đây không phải đơn thuần
là phần tóm tắt lại bài viết,
mà là phần kết thúc. Phần
này phải khái quát lại quá
trình phát triển đề tài, đặc biệt
là hệ thống hoá các kết luận nhỏ
đã trình bày trong phần thảo luận.
Thông thường các kết luận sẽ mở ra một số
vấn đề cần hoặc có thể nghiên cứu trong tương lai. Thuật
ngữ thường dùng là "đề nghị", có tác giả
cho rằng nên dùng "khuyến nghị" thì phù hợp
hơn.
|