Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Phương pháp viết tài liệu khoa học > Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản > Báo cáo nghiên cứu > Cấu trúc luận văn khoa học
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học



Cấu trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản

Báo cáo nghiên cứu

Cấu trúc luận văn khoa học

Cũng như mọi báo cáo nghiên cứu khác, luận văn khoa học có cấu trúc chung gồm ba phần chính (khai tập, bài chính và phụ đính), nhưng có thể phân chia chi tiết hơn theo thứ tự như sau:

  • khai tập;
  • dẫn nhập;
  • phát triển đề tài;
  • kết luận;
  • danh mục tham khảo;
  • phụ đính.
Về đầu trang
Khai tập

Thông thường, phần khai tập của một luận văn khoa học, đặt ở đầu luận văn, có những thành phần chính theo thứ tự như mô tả bên dưới.

    • Trang bìa: thông tin trình bày ở đây tạo ra những ấn tượng đầu tiên cho người đọc, và ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là ấn tượng mạnh và kéo dài, do đó rất cần chăm sóc trang bìa luận văn một cách cẩn thận. Các thông tin thường được ghi theo thứ tự từ trên xuống:
      • tên trường, khoa, bộ môn phụ trách đào tạo: thông thường chỉ ghi tối đa ba cấp, trong đó cấp thấp nhất là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản lí khoa học đối với đề tài;
      • tên tác giả: ghi họ tên đầy đủ;
      • tên đề tài: tuỳ yêu cầu của đơn vị quản lí mà đặt tên tác giả trước tên đề tài hoặc ngược lại;
      • cấp độ đề tài: ghi rõ tên cấp độ đề tài, chuyên ngành và mã số nếu có;
      • người hướng dẫn khoa học: ghi rõ chức danh, học vị (nếu có) và họ tên đầy đủ của người hướng dẫn;
      • địa danh và thời gian bảo vệ luận văn khoa học: ghi tên địa danh (thường là tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương), thời gian bảo vệ chỉ ghi tháng và năm.
    • Trang lót: thường để trắng hoặc in giống trang bìa bằng giấy thường.
    • Trang chuẩn y: một số đơn vị yêu cầu có trang chuẩn y với đầy đủ họ tên, nơi công tác và chữ kí của các thành viên hội đồng.
Về đầu trang
    • Lời cảm ơn: ghi ngắn gọn, thường trong một trang, lời cảm ơn những người hay cơ quan, tổ chức đã giúp đỡ, có ảnh hưởng đến sự thành công của đề tài nghiên cứu.
    • Mục lục: trước đây, phần này thường chỉ liệt kê các đề mục chính của các phần, còn mục lục chi tiết được đặt ở cuối luận văn, nhưng hiện nay hầu hết đều liệt kê mục lục với đầy đủ các chương mục lớn nhỏ ngay từ đầu luận văn.
    • Danh mục hình: hiện nay ở Việt Nam có một số nơi yêu cầu chia ra thành danh mục ảnh và danh mục hình, nhưng thông lệ quốc tế thường dùng "hình" (figure) cho tất cả các yếu tố đồ hoạ (ảnh chụp, hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ,...) được sử dụng bên trong hoặc kèm theo luận văn. 
      • Danh mục hình liệt kê số thứ tự, tên và vị trí của tất cả các hình trong bài chính. 
      • Số thứ tự hình được đánh số liên tục từ đầu đến cuối hoặc liên tục trong từng phần/chương.
    • Danh mục bảng: các bảng biểu (không mang bất cứ yếu tố đồ hoạ nào) được sử dụng trong bài chính sẽ được liệt kê trong danh mục này, với các yêu cầu giống như đối với danh mục hình.
    • Kí hiệu và chữ viết tắt: liệt kê đầy đủ danh sách các kí hiệu và chữ viết tắt được sử dụng trong luận văn, xếp theo thứ tự chữ cái, với nội dung giải thích đầy đủ. Nên chia riêng các nhóm nhỏ: chữ viết tắt, kí hiệu và đơn vị đo lường.

Ngoài ra, phần khai tập còn có thể có một số thông tin khác, tuỳ theo yêu cầu của cấp quản lí trực tiếp đối với đề tài.

Bài tập tự kiểm tra

Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 08/07/2007