Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Thể thức trình bày văn bản khoa học
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học



Thể thức trình bày văn bản khoa học

Kĩ thuật trình bày các thành phần trong văn bản

Các trang nội dung của tài liệu: tuỳ tính chất thể loại, cấp độ và chuyên ngành của đề tài mà các trang nội dung được trình bày khác nhau.

  • Đoạn văn bản: viết bằng chữ in thường, đứng (riêng những chữ cần viết in hoa, in đậm, in nghiêng được viết theo quy định), cỡ chữ 13-14; canh biên đều hai bên, biên trái sát mép biên văn bản; dòng đầu của đoạn thụt biên 1,27 cm (1 tab); cách dòng 1,5 dòng; cách đoạn và đoạn dưới đều 0,21 cm (6 pt).
  • Chương: viết bằng chữ in hoa, đứng (trừ những chữ cần in nghiêng viết theo quy định), đậm, cỡ chữ 18, canh giữa; cách đoạn trên 1,5 cm (42,55 pt) và đoạn dưới 0,105 cm (3 pt).
    • Nếu tên chương dài hơn một dòng, ngắt dòng (không phân đoạn văn bản) sao cho tỉ lệ các dòng cân đối, không cắt ngang một tên riêng hay từ ghép; cách dòng đơn.
    • Nếu có tựa phụ, viết bằng chữ in hoa, nghiêng, cỡ chữ 16, in nghiêng; cách đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,11 cm (3 pt).
    • Chỉ dùng kèm "Chương" cùng với số thứ tự của chương cho những chương từ mở đầu hoặc sau mở đầu đến kết luận và khuyến nghị. Dấu ngăn cách giữa số thứ tự chương và tên chương cần thống nhất trong cả bài cùng với các đề mục khác, nên dùng "chấm, khoảng trắng" cho tất cả các chương mục.
    • Không có dấu chấm câu sau tựa chương; các dấu câu bên trong tựa sử dụng bình thường.
Về đầu trang
  • Mục: viết bằng chữ in thường, đứng (trừ những chữ cần in nghiêng viết theo quy định), đậm, cỡ chữ 16; canh biên trái sát biên văn bản; cách đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,105 cm (3 pt).
    • Số thứ tự và dấu cách với tên mục cần theo một quy tắc thống nhất trong toàn văn bản. Cách đơn giản nhất là "dấu chấm, khoảng trắng".
    • Không có dấu kết thúc cuối tên mục (chấm hết, hai chấm,...); các dấu bên trong sử dụng bình thường.
    • Nếu tên mục dài hơn một dòng, dòng thứ hai được canh biên trái thẳng hàng với phần bắt đầu tên mục ở dòng đầu (sau số thứ tự và dấu cách), cách dòng đơn.
    • Ba quy tắc vừa kể trên cũng đồng thời áp dụng cho tất cả các cấp đề mục thấp hơn trong toàn bài.
  • Tiểu mục: viết bằng chữ in thường, đậm, nghiêng (riêng những chữ bình thường cần in nghiêng thì được in đứng), cỡ chữ 14; canh biên trái sát biên văn bản; cách đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,105 cm (3 pt).
  • Ý lớn: viết bằng chữ in thường, nghiêng (riêng những chữ bình thường cần in nghiêng thì được in đứng), cỡ chữ 14; canh biên trái cách biên văn bản 0,63 cm (hay 0,5 tab); cách đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,21 cm (6 pt).
  • Ý nhỏ: viết bằng chữ in thường, đứng (riêng những chữ cần in nghiêng được viết theo quy định), cỡ chữ 14; canh biên trái cách biên văn bản 1,27 cm (hay 1 tab); cách đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,105 cm (3 pt).

Lưu ý: không có dấu chấm câu sau tên đề mục; không gạch chân tên đề mục.

Về đầu trang
  • Bảng: các bảng có biên cân đối so với đoạn văn bản; tựa các cột, dòng viết bằng chữ in thường (riêng các chữ in hoa và in nghiêng viết theo quy định), đậm, cỡ chữ 12; các ô nội dung viết chữ in thường, đứng (các chữ in hoa, in nghiêng viết theo quy định), cỡ chữ 12, những yếu tố quan trọng cần làm nổi bật có thể in đậm. Cách dòng đơn; cách đoạn trên và dưới đều 0,21 cm (6 pt).
    • Tựa cột canh giữa sao cho cân đối cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Tựa dòng canh trái theo chiều ngang và canh giữa theo chiều dọc.
    • Các ô nội dung canh trái, giữa hoặc phải sao cho cân đối và thống nhất trong toàn bảng và toàn bài.
    • Tên bảng viết ở trên bảng, bằng chữ in thường (riêng các chữ in hoa và in nghiêng viết theo quy định), đậm, cỡ chữ 12, canh giữa; cách dòng đơn, cách đoạn trên và dưới đều 0,21 cm (6 pt); không có dấu kết thúc cuối tên bảng, các dấu bên trong viết bình thường.
      • Nếu tên bảng dài quá một dòng, ngắt dòng (không phân đoạn văn bản) sao cho tỉ lệ các dòng cân đối và không cắt ngang một từ ghép hay tên riêng.
      • Số thứ tự bảng và dấu cách cần thống nhất trong toàn bài, tốt nhất là: kèm trước bằng số thứ tự chương; đánh số liên tục trong từng chương, bắt đầu từ 1; dấu cách sau số thứ tự là "chấm, khoảng trắng".
    • Nếu bảng lấy nguyên vẹn từ các nguồn khác phải chú thích rõ bên dưới bảng "Nguồn: " kèm với tên nguồn theo đúng cách trích dẫn tham khảo, cỡ chữ 11, chữ in thường, đứng, canh biên trái sát mép trái bảng, cách dòng đơn, cách đoạn trên và dưới 0,21 cm (6 pt). Nếu trích hoặc có sửa đổi so với nguồn thì ghi rõ thay cho "Nguồn: ".
    • Trong bài viết, bảng phải được dẫn ra ít nhất một lần với số thứ tự bảng đi kèm (không viết "theo bảng dưới đây", "trong bảng sau" hay các cách viết tương tự).
  • Hình: các quy định kĩ thuật trình bày tương tự so với bảng. Có một số lưu ý khác biệt sau:
    • tên hình viết ở dưới hình;
    • các cỡ chữ sử dụng trong hình tuỳ thuộc chương trình thiết kế;
    • chú thích nguồn gốc trong ngoặc đơn đặt ở sau cùng trong tên hình, thay vì ở một dòng riêng như đối với bảng.
Về đầu trang
  • Danh sách liệt kê: kĩ thuật trình bày tương tự như đoạn văn bản, với một số điểm lưu ý sau đây:
    • nên sử dụng kí hiệu liệt kê đơn giản (số Arab, chữ cái Latin thường; chấm tròn hoặc chấm vuông đầy hoặc rỗng);
    • biên trái của danh sách thẳng hàng, kí hiệu liệt kê thụt 0,63 cm (0,5 tab) so với biên trái đoạn văn bản, nội dung tất cả các dòng của mỗi biểu liệt kê thụt 0,63 cm (0,5 tab) so với kí hiệu liệt kê;
    • nếu liệt kê theo một ý dẫn liền trước với dấu hai chấm: chữ cái đầu mỗi biểu không viết in hoa (trừ tên riêng), trong biểu không sử dụng dấu chấm, kết thúc mỗi biểu liệt kê bằng dấu chấm phẩy, kết thúc biểu cuối cùng bằng dấu chấm hết;
    • nếu có danh sách con trong một biểu liệt kê thì áp dụng tương tự, với dấu phẩy kết thúc mỗi biểu liệt kê con và dấu chấm phẩy kết thúc biểu liệt kê con cuối cùng;
    • nếu liệt kê theo một ý dẫn trước đó không có dấu hai chấm: viết câu và dùng dấu chấm câu như trong đoạn văn bản bình thường.
  • Đầu trang và chân trang: các thành phần này giúp người đọc định vị trong quá trình đọc tài liệu, không nên viết quá nhiều mà cần cô đọng ở các thông tin chính.
    • Đầu trang: trang chẵn viết tên tác giả, trang lẻ viết tên đề tài vắn tắt; cỡ chữ 11, chữ thường, đứng; canh biên phải; gạch chân dòng đơn hoặc kép dưới đoạn văn bản.
    • Chân trang: viết số thứ tự trang (không ghi kèm "Trang"), với dấu cách thống nhất trong toàn bài (thường là "gạch ngang, khoảng trắng, số thứ tự trang, khoảng trắng, gạch ngang"); cỡ chữ 11, chữ thường, đứng; canh giữa; gạch đầu dòng đơn hoặc kép trên đoạn văn bản.
      • Các trang khai tập: kiểu số La Mã, chữ thường (i, ii, iii,...), đánh số từ i.
      • Các trang bài chính và phụ đính (từ phần mở đầu trở đi): kiểu số Arab (1, 2, 3,...), đánh số từ 1.
  • Các biểu ghi cước chúhậu chú: nên sử dụng các định dạng mặc định của trình soạn thảo.
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007