Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

MeresciPhương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học > Lựa chọn nguồn tài nguyên và công cụ tìm kiếm > Mở đầu
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học



Lựa chọn nguồn tài nguyên và công cụ tìm kiếm

Mở đầu

Khi đã có được một chủ đề xác định, cũng như đã đặt ra các mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bước tiếp theo là lựa chọn những nguồn thông tin phù hợp nhất để tìm kiếm tài liệu tham khảo.

Có hai bước lựa chọn:

  • lựa chọn loại tài liệu cần tham khảo;
  • lựa chọn loại công cụ giúp tìm kiếm các tài liệu tham khảo phù hợp.

Tương ứng với các loại tài liệu khác nhau sẽ có những nguồn cung cấp khác nhau. Và sự lựa chọn nguồn tài nguyên và công cụ tìm kiếm tuỳ thuộc vào chủ đề cần tìm kiếm cũng như quan điểm tiếp cận. 

Để hiểu rõ đặc điểm các nguồn tài liệu, cần hiểu rõ chu trình xuất bản thông tin khoa học kĩ thuật, được biểu diễn theo sơ đồ dưới đây.

Chu trình xuất bản thông tin khoa học kĩ thuật

Về đầu trang
Loại tài liệu Đặc điểm
Ý tưởng nghiên cứu
  • Ý tưởng nảy sinh trong đầu một nhà nghiên cứu hay một nhóm nghiên cứu.
  • Đặt vấn đề nghiên cứu, lập giả thuyết, đánh giá hiện trạng.
  • Phát triển ý tưởng qua thời gian dài nghiên cứu.
Thông báo cá nhân Trao đổi, thảo luận về những kết quả nghiên cứu và/hoặc kết luận ban đầu giữa các chuyên gia, đồng nghiệp, thông qua nhiều phương tiện khác nhau như:
  • gặp mặt không chính thức;
  • viết thư riêng/thư điện tử;
  • họp nhóm;
  • viết bài trên các diễn đàn thảo luận chuyên môn trên mạng;
  • v.v.
Báo cáo hội nghị (không xuất bản) Giới thiệu các kết quả nghiên cứu và kết luận ban đầu trong các hội thảo, hội nghị mà ban tổ chức không tập hợp các bài báo cáo lại để in và công bố chính thức.
Báo cáo nghiên cứu Công bố các tài liệu dưới dạng chờ in, báo cáo kĩ thuật hoặc khoá luận, luận văn, luận án thực hiện ở các đơn vị đào tạo - nghiên cứu (được gọi là "văn liệu xám" - grey literature/littérature grise).
Báo chuyên ngành

Kỉ yếu hội nghị (xuất bản)
Công bố các kết quả nghiên cứu và kết luận khoa học được thừa nhận trong giới khoa học chuyên ngành, thông qua:
  • các hội thảo, hội nghị mà ban tổ chức có lập hội đồng khoa học, in kỉ yếu và công bố chính thức;
  • các tạp chí chuyên ngành: các tạp chí có uy tín khoa học cao phải có ban biên tập chuyên ngành, hệ thống phản biện chuyên gia, chuyên viên sửa lỗi kĩ thuậtthời hạn đăng bài được tổ chức chặt chẽ.
Cơ sở dữ liệuchỉ mục khoa học Có nhiều cơ sở dữ liệu, như Current Content, chuyên tập hợp các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, dưới dạng tóm tắt hoặc đôi khi toàn văn, phát hành thành các phiên bản CD-ROM, truy cập trực tuyến hoặc chỉ mục in.
Sách chuyên ngành Các kết quả nghiên cứu được thừa nhận sau một thời gian đủ dài (khoảng từ 3 năm trở lên) thường được các chuyên gia tập hợp lại, hệ thống hoá thành tri thức khoa học và viết thành sách hoặc chuyên khảo (monograph/monographie).
Sổ tay chuyên ngành

Bách khoa thư
  • Các sổ tay chuyên ngành là những ấn bản không định kì, có tính chất định hướng tham khảo về những chủ đề chuyên biệt trong từng chuyên ngành.
  • Các bách khoa thư là những ấn bản tham khảo tổng quát, phản ánh một cách tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống các tri thức khoa học đã được thừa nhận. Có các bách khoa thư phổ thông và bách khoa thư chuyên ngành, với độ sâu tri thức chuyên ngành khác nhau.
Về đầu trang

Trong hệ thống các loại tài liệu khoa học cơ bản nói trên, những yếu tố cơ bản nhất quyết định giá trị khoa học của một tài liệu là: 

  • tính chính xáckhách quan khoa học của tài liệu;
  • quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ;
  • uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của đơn vị phát hành tài liệu;
  • uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả.

Cho dù tính chất đề tài nghiên cứu là gì, việc cần thiết là phải tìm kiếm tài liệu tham khảo. 

  • Với ý tưởng ban đầu đã có, có thể tham khảo các từ điển giải thích chuyên ngành và các bách khoa thư để có cái nhìn chung cơ bản về vấn đề cần nghiên cứu. 
  • Sau đó, có thể tìm các sách chuyên khảo, thông qua các thư mục thư viện, và các bài báo chuyên ngành được giới thiệu trong các cơ sở dữ liệu tóm tắt, để nắm bắt mọi biên độ của vấn đề cần tìm hiểu. 
  • Trong một số trường hợp, có thể cần tham khảo thêm một số loại tài liệu đặc thù như: các văn bản nhà nước, các tài liệu nghe nhìn, các bản đồ, hình ảnh, v.v., nhằm hoàn chỉnh một sơ đồ tổng quát của chủ đề đang quan tâm, từ đó sẽ xác định giới hạn phạm vi cần tập trung nghiên cứu một cách dễ dàng hơn.
Mẫu 2: Lựa chọn nguồn tài liệu
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007