Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

MeresciPhương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học > Tìm kiếm và chọn lọc kết quả > Mở đầu
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học



Tìm kiếm và chọn lọc kết quả

Mở đầu

Ngày nay, máy tính và Internet là công cụ không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động của con người, kể cả nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu. Nếu như các nguồn tài nguyên truyền thống, các kệ sách thư viện vẫn phát huy những giá trị cổ điển, thì máy tính và Internet sẽ vừa bổ trợ cho các giá trị đó (bằng cách tiết kiệm thời gian sắp xếp, quản lí và tìm kiếm), sẽ vừa giúp tìm được những nguồn thông tin khác mà các thư viện không thể có. Đồng thời, các thư viện cũng không nằm ngoài xu thế điện tử hoá các công cụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Và do đó, phương pháp và kĩ năng tìm kiếm thông tin bằng các công cụ điện tử có vai trò gần như quyết định trong công tác nghiên cứu tài liệu hiện nay.

Nhưng tìm kiếm như thế nào thì gọi là có phương pháp? Tìm kiếm như thế nào cho có hiệu quả? Đó lại không phải là chuyện đơn giản!

Dường như ai cũng có thói quen bắt đầu việc tìm kiếm thông tin trên Mạng bằng... Google! Theo thống kê của Baromètre référencement (Pháp), có đến 1/3 người dùng mạng bắt đầu phiên làm việc của mình bằng cách mở một bộ máy tìm kiếm, và tỉ lệ sử dụng Google hàng tháng của người dùng mạng trên tổng số các bộ máy tìm kiếm thống kê được là trên dưới 80 %. 

Về đầu trang

Nhưng, hãy thử làm một phép thử bằng một cách rất thông thường:

  • Cần tìm tài liệu về 3-MCPD, một chất độc cho cơ thể con người đang là tâm điểm thời sự hiện nay.
  • Xuất phát với Google một cách thông thường, trang mặc định sẽ bằng tiếng Việt. Gõ từ khoá "3-MCPD" và bắt đầu tìm kiếm.
  • Tóm tắt kết quả: trên 433.000 trang trong 0,05 giây.
  • Lướt qua 100 kết quả đầu tiên, chỉ toàn là các trang tiếng Việt sao đi chép lại một vài bài báo tin tức thời sự. Chịu khó lọc thì cũng có được hai bài... xem được: 
    • một bài là "3-MCPD in Foods" của Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm (IFST), một hiệp hội khoa học đã hoạt động từ những năm 1950 tại Anh;
    • bài kia là một bài ngắn giới thiệu các đặc tính hoá học của chất này trên website Hoá học Việt Nam, một cổng thông tin chuyên ngành có khá nhiều tài liệu nhưng không rõ ai là tác giả, ai chịu trách nhiệm nội dung khoa học, tôn chỉ và tiêu chí hoạt động là gì (?!).
  • Thử cùng công thức tìm kiếm bằng Google "bản gốc" (tiếng Anh): kết quả trên 481.000 trang, trong 0,15 giây. Và trong 100 kết quả đầu tiên cũng chỉ có vài bài đáng kể về nội dung khoa học, còn lại là chen lẫn rất nhiều những mẩu tin tức thời sự (đặc biệt là một số bài báo tiếng Việt được sao đi chép lại hàng loạt), quảng cáo xét nghiệm, v.v.
  • Hãy tưởng tượng nếu tiếp tục dò để lọc được vài bài trong mỗi 100 kết quả, trong gần nửa triệu kết quả mà Google cung cấp, thì có thể đánh giá được hiệu suất cơ bản của cách tìm kiếm này.
Về đầu trang

Các câu hỏi có thể đặt ra từ đó là:

  • Làm sao để cải thiện hiệu suất tìm kiếm thông tin? 
  • Làm sao để nhanh chóng tìm được các tài liệu đáp ứng đúng nhu cầu của mình?
  • Làm sao để có nhiều tài liệu tập trung vào đúng chủ đề mình cần quan tâm mà không phải mất quá nhiều thời gian?
  • Làm sao để có được nhiều tài liệu đáng tin cậy?
  • Làm sao để giảm "nhiễu thông tin" trong kết quả tìm kiếm?
  • Làm sao để nhanh chóng chọn lọc được các tài liệu phù hợp trong rất nhiều kết quả?
  • Làm sao để đánh giá độ tin cậy và phù hợp của kết quả?
  • V.v.

Để trả lời các câu hỏi đó, có một lời khuyên có vẻ nghịch lí, nhưng lại rất xác đáng: muốn bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Mạng, hãy... tắt máy tính! 

Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007