Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

MeresciPhương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học > Xác định chủ đề nghiên cứu > Giới hạn chủ đề
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học



Xác định chủ đề nghiên cứu (tt)

Giới hạn chủ đề

Sau khi lựa chọn được chủ đề xuất phát, cần thực hiện bước tiếp theo là giới hạn phạm vi và xác định cụ thể chủ đề cần nghiên cứu. Ban đầu có thể dựa vào trực giác, nhưng sau đó cần định hình các ý tưởng và biến các ý tưởng đó trở thành hiện thực, khả thi.

Có những bước quan trọng cần trải qua để giới hạn phạm vi của đề tài nghiên cứu.

    • Nắm bắt mọi biên độ và tính phức tạp của vấn đề: tham khảo các nguồn tài liệu giúp hiểu vấn đề một cách cơ bản, tổng quát (bách khoa thư, sách và sổ tay chuyên ngành, các tạp chí khoa học, v.v.)
    • Kiểm tra toàn bộ các mặt của vấn đề: đặt ra những câu hỏi liên quan đến các yêu cầu quản lí, chuyên môn cũng như động cơ, hứng thú và lợi ích cá nhân và trả lời các câu hỏi đó.
      • AI? - Có những ai, thuộc lĩnh vực nào liên quan đến chủ đề.
      • CÁI GÌ? - Sự vật, sự việc, hiện tượng nào được nghiên cứu; các thành phần của đối tượng được nghiên cứu.
      • KHI NÀO? - Vấn đề nghiên cứu xảy ra khi nào, bối cảnh thời gian của chủ đề đó, có mức giới hạn thời gian nào hay không.
      • Ở ĐÂU? - Giới hạn địa lí (quốc gia, vùng miền,...) của vấn đề.
      • THẾ NÀO? - Góc độ tiếp cận, quan điểm xử lí vấn đề mang tính thực nghiệm hay lí thuyết.
      • TẠI SAO? - Ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ đề được nghiên cứu, những vấn đề liên quan hay nảy sinh từ đó, vì sao cần ưu tiên nghiên cứu.
Về đầu trang
    • Phát biểu chủ đề một cách ngắn ngọn: phát biểu chủ đề nghiên cứu càng cô đọng và chính xác càng tốt, bằng một câu hay chỉ vài dòng ngắn.
      • Sử dụng các từ có ý nghĩa chính xác.
      • Có thể đặt dưới dạng một câu hỏi.
      • Tránh lạm dụng các từ ngữ: có độ bất định thông tin cao; màu mè, bóng bẩy; thể hiện chính kiến, quan điểm.
Lựa chọn chủ đề nghiên cứuXem thêm
    • Khi chủ đề quá rộng hay quá giới hạn: hoàn toàn có thể thu hẹp hay mở rộng các vấn đề cần nghiên cứu vì những lí do thời gian, tính chất đề tài, nguồn tài liệu hạn chế,...
      • Giới hạn: thời gian cho phép càng ngắn và cấp độ đề tài càng thấp thì chủ đề nghiên cứu càng có thể giới hạn trong: một địa điểm cụ thể, một giai đoạn nhất định, một khía cạnh riêng biệt, những vấn đề liên quan đặc thù,...
      • Mở rộng: một đề tài quá giới hạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi xử lí và tham khảo tài liệu, do đó sẽ khó lập ra các giả thuyết để nghiên cứu. Lúc đó, nên mở rộng phạm vi nghiên cứu theo hướng ngược lại, cũng xét ở các khía cạnh thời gian, địa điểm, các khía cạnh và vấn đề liên quan,...
Mẫu 1: Lựa chọn và giới hạn chủ đề nghiên cứu
Về đầu trang 
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007