Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

MeresciPhương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học > Xác định chủ đề nghiên cứu > Lựa chọn chủ đề
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học



Xác định chủ đề nghiên cứu (tt)

Lựa chọn chủ đề

Như đã đề cập trong Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học, có nhiều cách để lựa chọn một đề tài nghiên cứu: 

  • người hướng dẫn áp đặt một đề tài mà mình đang quan tâm, ưu tiên trong các nghiên cứu trước mắt: có thể người thầy sẽ có tâm thế sẵn sàng hơn khi hướng dẫn những đề tài như vậy;
  • người hướng dẫn gợi ý một đề tài được cho là phù hợp, có thể là với khả năng và điều kiện thực tế;
  • sinh viên lựa chọn một đề tài trong danh sách các chủ đề nghiên cứu của người hướng dẫn: ở đó có thể có đủ cả những vấn đề bắt buộc phải nghiên cứu, những vấn đề ưu tiên, những vấn đề ưa thích, hay chỉ đơn giản là những gợi ý nghiên cứu;
  • sinh viên lựa chọn một đề tài từ các ý tưởng có sẵn của mình: có thể liên quan đến những lợi ích, điều kiện thuận tiện trước mắt hoặc khả năng, sở thích nghiên cứu của sinh viên;
  • sinh viên và người hướng dẫn thảo luận với nhau, mỗi người đưa ra những ý tưởng, lí do, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi vấn đề,... và cuối cùng đi đến một lựa chọn phù hợp nhất cho cả hai: đây là cách khá phổ biến, lời khuyên của người thầy giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong quyết định của mình mà không có cảm giác bị áp đặt, điều sẽ ảnh hưởng không ít đến động cơ và hứng thú làm việc về sau;
  • v.v.
Về đầu trang

Tuỳ cấp độ của đề tài cũng như tuỳ điều kiện thực tế của nhà nghiên cứu mà chủ đề nghiên cứu sẽ được xác định, lựa chọn như thế nào cho phù hợp. Nhưng xét tính chủ động của nhà nghiên cứu trong đề tài của mình, cần quan tâm đến những câu hỏi sau:

  • Hiểu biết ban đầu của bản thân về chủ đề?
  • Cần có những hiểu biết cơ bản về chủ đề.
  • Đặt chủ đề trong khuôn khổ giới hạn của chuyên ngành.
  • Nắm bắt các thông tin tổng quát để biết được vấn đề cần được xử lí ở những khía cạnh nào.
  • Tính phù hợp của chủ đề dự kiến với điều kiện thực tế?
  • Đề tài cần có định hướng đúng nhằm giải quyết các vấn đề chuyên môn.
  • Đề tài cần đáp ứng các yêu cầu của người hướng dẫn, của hội đồng khoa học chuyên ngành.
  • Đề tài nên tránh việc chỉ giải quyết những mặt phụ của vấn đề.
  • Đề tài cần có ý nghĩa thực tế, giúp mở rộng hiểu biết về chủ đề được lựa chọn nghiên cứu.
  • Động cơ, hứng thú và lợi ích cá nhân khi nghiên cứu chủ đề đó?
  • Động cơ và hứng thú cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ nghiên cứu, nếu cân nhắc hài hoà được khi lựa chọn đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nghiên cứu.
Về đầu trang
  • Điều kiện truy cập các nguồn tài liệu tham khảo?
  • Với mọi đề tài, cần phải đảm bảo truy cập được những nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc thực hiện đề tài, và do đó nên đặt thành một vấn đề nghiêm túc trước khi bắt đầu nghiên cứu.
  • Các đề tài quá mới hay quá chuyên biệt sẽ có ít tài liệu hoặc nguồn tài liệu khó truy cập.
  • Nên có hoặc tìm được những tài liệu giúp định hướng tìm kiếm thông tin phù hợp.
  • Những đề tài ở cấp độ càng cao thì càng cần thiết phải truy cập đến tài liệu nguyên cấp (primary document/document primaire).
  • Cần tìm và khai thác tối đa những nguồn hỗ trợ truy cập thông tin, tài liệu: thầy cô giáo, các chuyên gia, bạn bè, các thư viện, các đơn vị chuyên ngành, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn chuyên môn và các nguồn đáng tin cậy trên mạng, v.v.
  • Thời gian cho phép thực hiện đề tài?
  • Thời gian cho mỗi đề tài tuỳ thuộc vào cấp độ của đề tài đó. Ngoài tổng thời gian cho phép của đề tài, các giai đoạn làm việc cũng cần được phân bổ thời gian hợp lí.
  • Cần cân nhắc các khoảng thời gian: lựa chọn đề tài, tìm kiếm tài liệu, giới hạn phạm vi đề tài, đọc và thu thập thông tin, viết bài và sửa bài.
  • Tránh chọn những đề tài quá phức tạp, đòi hỏi phải tham khảo rất nhiều tài liệu trong một phạm vi quá rộng.
  • Lựa chọn các vấn đề nghiên cứu cho hợp lí, nên lựa chọn những khía cạnh có thể xử lí ở tầm sâu, thay vì đề cập đến quá nhiều vấn đề một cách nông cạn.
  • Tốt nhất là nên lập ra một lịch trình nghiên cứu với các giai đoạn cụ thể, dĩ nhiên là để định hướng tốt quá trình nghiên cứu chứ không phải để răm rắp tuân theo một cách bất di bất dịch.

Có nhiều cách để tìm kiếm và củng cố lựa chọn chủ đề nghiên cứu. Thông thường, các tài liệu mang tính thời sự là nguồn thông tin tốt để định hướng. Tuy nhiên, những dạng tài liệu khác có thể giúp định vị tốt về mặt chuyên môn là: 

  • các bài viết trong các bộ bách khoa toàn thư có uy tín; 
  • các bài tóm tắt những chủ đề đang được quan tâm trên các tạp chí chuyên ngành; 
  • các từ điển giải thích chuyên môn; 
  • các danh mục đề tài của các đơn vị nghiên cứu; 
  • danh sách các đề tài nghiên cứu của người hướng dẫn khoa học;
  • v.v.
Bài tập tự kiểm traBài tập tự kiểm tra
Về đầu trang 
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007