Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học > Sắp xếp và trình bày tham khảo > Danh mục tham khảo tài liệu điện tử
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học



Sắp xếp và trình bày tham khảo

Danh mục tham khảo tài liệu điện tử

Thế nào là tài liệu điện tử?

Hiện nay khái niệm "tài liệu điện tử" ở Việt Nam còn rất mơ hồ, chưa có một định nghĩa rõ ràng.

Tạm thời, có thể xem tài liệu điện tử là tài liệu tồn tại dưới dạng điện tử và truy cập được bằng công nghệ tin học mà không phải in ra (dù vẫn luôn có thể in được). Như vậy, một bài báo hay một cuốn sách được xuất bản bình thường, nhưng có tập tin PDF hoặc HTML đăng trên một website nào đó, sẽ không được xem là tài liệu điện tử.

Định nghĩa các thành phần của tài liệu điện tử

Để đảm bảo yêu cầu khoa học khi trích dẫn các tài liệu điện tử trong nghiên cứu khoa học, cần thống nhất một số định nghĩa cơ bản sau (dựa theo bộ tiêu chuẩn ISO690-2):

    • ấn bản: toàn bộ các bản tài liệu có nội dung hoàn toàn giống với một bản gốc duy nhất;
    • ấn bản liên tục:  ấn bản được xuất bản thành bộ hay tập liên tục nhau theo thứ tự số hay trình tự thời gian, trong một khoảng thời gian không giới hạn trước;
    • chủ nhiệm xuất bản: cá nhân hay tập thể chịu trách nhiệm xuất bản và phân phối tài liệu;
    • nhan đề: tên gọi xuất hiện ở đầu tài liệu, được dùng để trích dẫn, nhận diện tài liệu, và rất thường dùng để phân biệt với các tài liệu khác;
    • phần: đơn vị độc lập cấu thành một bộ phận của tài liệu;
    • phiên bản: dạng tài liệu đã được chỉnh sửa nội dung mà không thay đổi các thông tin nhận diện;
    • tác giả: là cá nhân hay tập thể chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của tài liệu;
    • tài liệu: một đơn vị thông tin được dùng trong quá trình xử lí tài liệu, không phụ thuộc vào hình thức vật lí hay các đặc điểm riêng của nó;
    • tài liệu chủ: tài liệu bao gồm nhiều phần hay bộ phận phân biệt rõ ràng với nhau, nhưng không tách rời về mặt vật lí hay tài liệu tham khảo;
Về đầu trang
Biểu tham khảo của một số loại tài liệu điện tử phổ biến

Có rất nhiều loại tài liệu điện tử khác nhau có thể được sử dụng trong tài liệu khoa học. Tuy nhiên, trong phạm vi giáo trình này, chúng tôi chỉ liệt kê những  dạng tài liệu thường gặp nhất.

  • Toàn bộ chuyên khảo: khi tham khảo toàn bộ các phần trong một tài liệu chuyên khảo (ví dụ: một website) thì trình bày biểu tham khảo theo dạng này:
    • kiểu Vancouver:
      • công thức: Tác giả (chấm sau tên tác giả cuối cùng, khoảng trắng) Nhan đề (chấm, khoảng trắng) [Trực tuyến] (chấm, khoảng trắng) năm xuất bản (khoảng trắng) [trích dẫn năm tháng (viết tắt) ngày] (chấm phẩy) Truy cập được tại (hai chấm, khoảng trắng) URL: (không khoảng trắng) địa chỉ mạng gạch chân,
      • ví dụ: National Organization for Rare Diseases [Online]. 1999 Aug 16 [cited 1999 Aug 21];
        Available from: URL:http://www.rarediseases.org/;
    • chuẩn ISO:  
      • bắt buộc có các thành phần sau, theo thứ tự: Tác giả chính, Nhan đề, Phương tiện, Ấn bản, Nơi xuất bản, Chủ nhiệm xuất bản, Ngày xuất bản, Ngày cập nhật, Ngày tham khảo (đối với tài liệu trực tuyến), Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này),
      • các thành phần chú thích đặt trong ngoặc vuông, bằng bản ngữ của bài viết có tham khảo tài liệu được dẫn,
      • ví dụ: Carroll L. Alice's Adventures in Wonderland [trực tuyến]. Texinfo ed. 2.1. [Dortmund, Đức]: WindSpiel, November 1994 [tham khảo 10/02/1995]. Truy cập được trên World Wide Web: <http://www.germany.eu.net/books/carroll/alice.html>. 
Về đầu trang
  • Một bộ phận chuyên khảo: khi chỉ tham khảo một bộ phận của chuyên khảo điện tử, mà bộ phận này là không thể tách biệt một cách độc lập khỏi tài liệu chủ, thì chuẩn ISO quy định trình bày biểu tham khảo theo cách sau: 
    • bắt buộc có các thành phần: Tác giả chính (của tài liệu chủ), Nhan đề (của tài liệu chủ), Phương tiện, Ấn bản, Nơi xuất bản, Chủ nhiệm xuất bản, Ngày xuất bản, Ngày cập nhật, Ngày tham khảo (đối với tài liệu trực tuyến), Số chương hay cách gọi tương đương (của bộ phận được tham khảo), Nhan đề (của bộ phận được tham khảo), Vị trí trong tài liệu chủ, Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này);
    • ví dụ: Carroll L. Alice's Adventures in Wonderland [trực tuyến]. Texinfo ed. 2.1. [Dortmund, Đức]: WindSpiel, November 1994 [tham khảo  10/02/1995]. Chapter VII. A Mad Tea-Party. Truy cập được trên World Wide Web: <http://www.germany.eu.net/books/carroll/alice_10.html#SEC13>.
  • Một phần:
    • kiểu Harvard:
      • công thức: tên (các) tác giả, ngày xuất bản (nếu không có thì đề "n.d.", nghĩa là "no date"), nhan đề, chủ nhiệm xuất bản, ấn bản (nếu không phải lần đầu), phương tiện, ngày tham khảo, tên hoặc địa chỉ trên Internet,
      • ví dụ 1: Weibel, S 1995, ‘Metadata: the foundations of resource description’, D-lib Magazine, viewed 7 January 1997, <http://www.dlib.org/dlib/July95/07weibel.html>,
      • ví dụ 2: ASTEC 1994, The networked nation, Australian Science, Technology and Engineering Council, Canberra, viewed 7 May 1997, <http://astec.gov.au/astec/net_nation/contents.html>;
    • theo chuẩn ISO: 
      • bắt buộc có các thành phần sau: Tác giả chính (của phần), Nhan đề (của phần)Tác giả chính (của tài liệu chủ), Nhan đề (của tài liệu chủ), Phương tiện, Ấn bản, Nơi xuất bản, Chủ nhiệm xuất bản, Ngày xuất bản, Ngày cập nhật, Ngày tham khảo (đối với tài liệu trực tuyến), Vị trí trong tài liệu chủ, Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này)
      • ví dụ 1: MCCONNELL, WH. Constitutional History. The Canadian Encyclopedia [CD-ROM]. Macintosh version 1.1. Toronto: McClelland & Stewart, c1993. ISBN 0-7710-1932-7.
      • ví dụ 2: Belle de Jour. Magill's Survey of Cinema [trực tuyến]. Pasadena (Calif.): Salem Press, 1985 [tham khảo 1994-08-04]. Accession no. 0050053. Truy cập được tại DIALOG Information Services, Palo Alto (Calif.).
Về đầu trang
  • Một bài báo trên tạp chí điện tử định kì: có một số tạp chí chuyên ngành được phát hành định kì và chỉ xuất bản trực tuyến, biểu tham khảo của các bài báo dạng này được quy định như sau:
    • kiểu Vancouver: 
      • công thức: Tác giả (chấm sau tên tác giả cuối cùng, khoảng trắng) Tựa bài (chấm, khoảng trắng) Tựa báo viết tắt [ấn bản liên tục trực tuyến] (chấm, khoảng trắng) Năm xuất bản (khoảng trắng) Tháng xuất bản nếu có (khoảng trắng) [trích dẫn năm tháng (viết tắt) ngày] (chấm phẩy) Tập (không khoảng trắng) Số nếu có đặt trong ngoặc đơn (hai chấm) Số trang hay Số màn hình đặt trong ngoặc vuông (chấm, khoảng trắng) Truy cập được tại (hai chấm, khoảng trắng) URL: (không khoảng trắng) địa chỉ mạng gạch chân,
      • ví dụ 1: Garfinkel PE, Lin E, Goering P. Should amenorrhoea be necessary for the diagnosis of anorexia nervosa? Br J Psych [serial online] 1996 [cited 1999 Aug 17]; 168(4):500-6. Available
        from: URL:http://biomed.niss.ac.uk,
      • ví dụ 2: Morse SS. Factors in the emergence of infectious disease. Emerg Infect Dis [serial online] 1995 Jan-Mar [cited 1999 Dec 25]; 1(1):[24 screens]. Available from: URL:http://www/cdc/gov/ncidoc/EID/eid.htm;
    • chuẩn ISO:
      • bắt buộc có các thành phần sau: Tác giả chính (của bài báo), Nhan đề (của bài báo), Tựa báo, Phương tiện, Tập, Số, Ngày cập nhật, Ngày tham khảo (đối với tài liệu trực tuyến), Vị trí trong tài liệu chủ, Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này)
      • ví dụ 1: STONE N. The Globalization of Europe. Harvard Business Review [trực tuyến]. May-June 1989 [tham khảo ngày 03/09/1990]. Truy cập được tại BRS Information Technologies, McLean (Virginia).,
      • ví dụ 2: PRICE-WILKIN J. Using the World-Wide Web to Deliver Complex Electronic Documents: Implications for Libraries. The Public-Access Computer Systems Review [trực tuyến]. 1994, vol. 5, no. 3 [tham khảo 1994-07-28], pp. 5-21. Truy cập được trên Internet: <gopher://info.lib.uh.edu:70/00/
        articles/e-journals/uhlibrary/pacsreview/v5/n3/pricewil.5n3>.
        ISSN 1048-6542.
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007