Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học > Lựa chọn đề tài
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học



Lựa chọn đề tài

Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học là... lựa chọn đề tài. Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn, quản lí hoặc nhu cầu thực tế của xã hội. Đối với sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, ngoài việc lựa chọn đề tài họ còn phải chọn (hoặc được chỉ định) người hướng dẫn khoa học. 

Người hướng dẫn khoa học

Việc lựa chọn người hướng dẫn khoa học không hoàn toàn phụ thuộc vào đề tài nghiên cứu được lựa chọn.

Có hai khả năng kết hợp: chọn người hướng dẫn trước, chọn đề tài sau; hoặc ngược lại, chọn đề tài trước rồi mới tìm người hướng dẫn phù hợp. Nhưng rất thông thường, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, một đề tài nghiên cứu làm khoá luận/luận văn/luận án thường được xác định sau khi đã có người hướng dẫn khoa học. 

Lựa chọn người hướng dẫn như thế nào?

Nói chung trong nghiên cứu khoa học, không có người thầy lí tưởng cho mọi sinh viên, vì mỗi người đều có tính cách, sở thích, phương pháp làm việc riêng biệt. Điều bạn cần làm là tìm được người thầy phù hợp, sẵn sàng hướng dẫn mình đi suốt con đường học làm nghiên cứu khoa học.

Cách tốt nhất là trước khi tiếp xúc với người bạn định lựa chọn, hãy tìm hiểu kĩ về tiểu sử khoa học của họ cũng như những đặc điểm cá tính, phương pháp làm việc, quan điểm khoa học, kinh nghiệm chuyên môn, chủ đề nghiên cứu ưu tiên, v.v. Đồng thời, cần trang bị cho mình những ý tưởng cơ bản về một đề tài nghiên cứu mà mình quan tâm (qua nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế hoặc chỉ đơn giản là một đề tài trong danh sách ưu tiên nghiên cứu của người cần gặp). 

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, hãy xin hẹn gặp để trình bày nguyện vọng. Ấn tượng bạn tạo ra trong buổi gặp mặt có thể là một yếu tố quan trọng trong quyết định của người thầy. Có thể bạn được nhận hướng dẫn ngay. Cũng có thể bạn sẽ nhận được một lời khuyên... nên làm việc với một người thầy khác, và cũng chính bạn là người quyết định, sau khi cân nhắc mọi yếu tố, có nên thay đổi ý định hay là tiếp tục kiên trì thuyết phục.

Về đầu trang
Quan hệ thầy - trò trong nghiên cứu khoa học

Những phẩm chất mà một sinh viên nghiên cứu khoa học nên có là giàu óc tưởng tượng, giàu sáng kiến, nhiệt tình và kiên trì. Biểu hiện rõ ràng những phẩm chất này sẽ giúp cho người thầy hướng dẫn hiểu được học trò của mình hơn, và điều đó hiển nhiên là có ích cho sự tiến triển của đề tài nghiên cứu.

Người thầy hướng dẫn sẽ hiểu mình cần làm gì để giúp sinh viên thực hiện tốt đề tài nghiên cứu: lựa chọn đối tượng, rèn luyện phương pháp, tư vấn nghiên cứu tài liệu, xử lí số liệu, v.v. Nhưng chính sinh viên luôn phải là người chủ động trong công việc của mình, không nên thụ động, ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào sự chỉ định của thầy, vì người thầy chỉ định hướng, dẫn dắt mà không làm thay cho sinh viên.

Trong quá trình thực hiện, cần duy trì đều đặn những buổi làm việc định kì để theo dõi tiến độ nghiên cứu, xác định những kết quả đạt và chưa đạt, đưa ra hướng giải quyết những vướng mắc xảy ra, thảo luận những bước đi kế tiếp, v.v. Mật độ làm việc thay đổi tuỳ lĩnh vực và đề tài, nhưng nói chung khoảng từ hai đến ba tuần một lần là vừa đủ, và đừng để vượt quá bốn tuần. Lịch gặp quá dày hoặc gặp mà không có nội dung/kết quả gì mới mẻ thì thường sẽ vô ích, thậm chí bất lợi cho sự tiến triển của đề tài. Khi làm việc định kì, sinh viên cũng không nên tỏ ra quá nhút nhát mà cần có sự tự tin đúng mực.

Bài tập tự kiểm traBài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007