KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Nhàn đàm

Thi tốt nghiệp THPT: Nhân tố giới hạn

Điện thư In PDF

Trong những “vòng xoáy” Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình… làm chảo đảo niềm tin của công luận đối với giáo dục mấy tuần qua, nổi lên một luồng ý kiến: bãi bỏ kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia, giao cho từng địa phương tự chịu trách nhiệm xét tốt nghiệp sau khi học sinh kết thúc chương trình lớp 12. Hoặc những cách làm tương tự. Từ nhiều người nổi tiếng hay chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Tác giả đã từng phản biện dòng quan điểm này về mặt khoa học giáo dục[1]. Ở đây chỉ xin mở rộng câu chuyện từ góc nhìn của hai lĩnh vực khác: nông sinh học và văn chương.

Đọc tiếp...
 

Lan man chuyện tên gọi trường học

Điện thư In PDF

Cách đây ít lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lộn xộn tên gọi các trường đại học bằng tiếng nước ngoài. Chưa biết chuyện ấy thực hiện đến đâu, mới đây lại nghe bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015-2016 là cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ việc "thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo".

Ngẫm lại, thấy ở Việt Nam thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ dường như là một điều gì đó cực kì khó khăn, không thể đạt được. Phải chăng ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày, chữ đọc hàng ngày, ai cũng biết, cũng nghe, cũng thấy nên ai thích xài sao thì xài, miễn hiểu được là xong, không cần quan tâm đến sự chỉn chu, tính chuẩn mực, khả năng hệ thống hoá của nó?

Đọc tiếp...
 

OECD, PISA và câu chuyện giáo dục của chúng ta

Điện thư In PDF

Những ngày gần đây, nhiều tờ báo trong nước loan tin Việt Nam đứng thứ 12 trong “bảng xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Phản ứng của dư luận tương đối trái chiều, người thì hoan hỉ vui mừng, người thì hoài nghi phê phán, người thì chừng mực cẩn trọng. Song, có một câu hỏi cần đặt ra: OECD có thực hiện một bảng xếp hạng, tiếng Anh thường gọi là ranking hay league table, như vậy hay không?

Theo quan sát, cách gọi tên “bảng xếp hạng” có vẻ như xuất phát từ bài báo “Asia tops biggest global school rankings[i] của Sean Coughlan đăng trên BBC News ngày 13/05/2015 (và có thể vài tờ báo khác). Trong đoạn video kèm theo bài báo, BBC đã dùng biểu tượng có tên gọi Global Education Rankings (Bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu) như Hình 1. Đồng thời, tác giả thường xuyên dùng từ school rankings hay league table, tạo cho người đọc ấn tượng rằng đây là một “bảng xếp hạng” tương tự như Times Higher Education, QS hay Đại học Giao thông Thượng Hải đã thực hiện ở bậc đại học. Bài báo có lẽ được viết dựa vào bài thuyết trình của ông Andreas Schleicher, Giám đốc Ban Giáo dục và Kĩ năng của OECD, trình bày tại Luân Đôn ngày 11/05/2015. Bài thuyết trình này lại là phần tóm tắt những nội dung quan trọng nhất trong tập báo cáo “Universal Basic Skills: What Countries Stand to Gain[ii] của hai tác giả Eric A. Hanushek và Ludger Woessmann, do OECD công bố chính thức sau đó hai ngày.

Đọc tiếp...
 

Khi một nhà khoa học "lậm" chuyên môn

Điện thư In PDF

TS Nguyễn Văn Tuấn trước đây được nhiều người đánh giá cao và mến mộ vì viết nhiều bài về phương pháp nghiên cứu khoa học khá bổ ích, cộng với một tinh thần dân tộc cao. Dù đã trải bao gian lao vất vả trên con đường ra nước ngoài, phấn đấu học hành thành đạt, ông vẫn một lòng hướng về nước nhà chứ không nuôi tâm thù hận, đó là một thái độ đáng trọng của một người trí thức.

Nhưng càng về sau, dường như ông càng lấn sân qua nhiều lĩnh vực khác không thuộc chuyên môn sở trường của mình. Các bài viết vì thế mà bớt hay đi. Phàm cái gì cũng vậy, "lậm" quá đều không cho kết quả tốt. Nghề của TS Tuấn là làm toán thống kê và phân tích dữ liệu dịch tễ/di truyền trong y học (chứ không phải là làm y học lâm sàng), nhưng nhiều bài ông viết về y học cứ như là bác sĩ chuyên khoa. Dù có kinh nghiệm trong viết các bài báo khoa học chuyên ngành, nhưng lắm khi ông cũng "đá lộn sân" qua giáo dục quá sâu... Rồi mới đây, một lần nữa ông lại "lậm" nghề làm toán thống kê của mình.

Đọc tiếp...
 

“Tiến sĩ giấy” và tính trách nhiệm

Điện thư In PDF

Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 16/06/2010 đăng tin “Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!”, có những đoạn viết:

Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. […] Khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. […] Tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!

Ông Nguyễn Ngọc Ân ghi danh ở một trường đại học nước ngoài, nên mặc dù có quy chế đào tạo tiến sĩ trong nước, nhưng sẽ khó áp dụng được trong trường hợp này. Khi đó, cần phải xem xét theo quy định về việc công nhận văn bằng đào tạo của nước ngoài. Trong việc này, có một số vấn đề rất đáng để suy nghĩ.

Đọc tiếp...
 



Tìm kiếm