KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học Việt: hướng đến tương lai

Khi một nhà khoa học "lậm" chuyên môn

TS Nguyễn Văn Tuấn trước đây được nhiều người đánh giá cao và mến mộ vì viết nhiều bài về phương pháp nghiên cứu khoa học khá bổ ích, cộng với một tinh thần dân tộc cao. Dù đã trải bao gian lao vất vả trên con đường ra nước ngoài, phấn đấu học hành thành đạt, ông vẫn một lòng hướng về nước nhà chứ không nuôi tâm thù hận, đó là một thái độ đáng trọng của một người trí thức.

Nhưng càng về sau, dường như ông càng lấn sân qua nhiều lĩnh vực khác không thuộc chuyên môn sở trường của mình. Các bài viết vì thế mà bớt hay đi. Phàm cái gì cũng vậy, "lậm" quá đều không cho kết quả tốt. Nghề của TS Tuấn là làm toán thống kê và phân tích dữ liệu dịch tễ/di truyền trong y học (chứ không phải là làm y học lâm sàng), nhưng nhiều bài ông viết về y học cứ như là bác sĩ chuyên khoa. Dù có kinh nghiệm trong viết các bài báo khoa học chuyên ngành, nhưng lắm khi ông cũng "đá lộn sân" qua giáo dục quá sâu... Rồi mới đây, một lần nữa ông lại "lậm" nghề làm toán thống kê của mình.

Đọc tiếp...
 

Từ Huy chương Fields 2010, nghĩ về xếp hạng đại học và chất lượng giáo dục

Năm 2010 có lẽ là một năm đáng nhớ đối với cộng đồng học thuật nước ta, bởi lần đầu tiên có người còn mang quốc tịch Việt Nam được trao tặng Huy chương Fields, một trong hai giải thưởng danh giá nhất của cộng đồng khoa học toàn cầu. Tuy nhiên, cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng chúng ta được “vui lây”, chứ không thể cho rằng đây là thành tích hay phần thưởng dành cho nền toán học (và khoa học-giáo dục) Việt Nam! Vậy thì, sau khi những phấn chấn ban đầu dịu đi, lắng sâu, suy nghĩ, chúng ta thấy gì qua sự kiện này?

Đọc tiếp...
 

“Đạo văn” nhìn từ góc độ xuất bản khoa học

Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước đang xôn xao về những vụ việc “đạo văn”, với khá nhiều luồng ý kiến đa chiều. Ở đây, người viết xin mạo muội trình bày quan điểm của mình xét ở góc độ xuất bản khoa học, mong góp thêm một tiếng nói làm sáng tỏ vấn đề hơn. Bài viết bắt đầu từ việc làm rõ các khái niệm cơ bản, tiếp theo là tóm lược những quy tắc học thuật áp dụng trong các ấn bản khoa học, để từ đó hướng đến vấn đề đánh giá hành vi “đạo văn” cũng như đi tìm giải pháp tổng thể cho nền khoa học nước nhà.

Đọc tiếp...
 

“Tiến sĩ giấy” và tính trách nhiệm

Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 16/06/2010 đăng tin “Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!”, có những đoạn viết:

Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. […] Khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. […] Tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!

Ông Nguyễn Ngọc Ân ghi danh ở một trường đại học nước ngoài, nên mặc dù có quy chế đào tạo tiến sĩ trong nước, nhưng sẽ khó áp dụng được trong trường hợp này. Khi đó, cần phải xem xét theo quy định về việc công nhận văn bằng đào tạo của nước ngoài. Trong việc này, có một số vấn đề rất đáng để suy nghĩ.

Đọc tiếp...
 

Nghĩ về chính tả tiếng Việt qua cách viết -I hay -Y

Tieng Viet I-Y

Cho đến nay, trong các cuộc tranh luận về các quy tắc chính tả tiếng Việt, cách viết -I hay -Y là một vấn đề biểu hiện sự bất nhất cao độ. Có thể mỗi người đều có lí do riêng của mình khi bảo vệ cho một quan điểm nào đó, như là nguồn gốc Hán-Việt, lịch sử chữ viết hay hiệu ứng thẩm mĩ của từ ngữ, v.v. Ở đây, người viết là “ngoại đạo” về ngôn ngữ học nên không dám lạm bàn về chuyên môn, mà chỉ mong góp một góc nhìn khác đối với vấn đề này.

Đọc tiếp...
 


Trang 8/8

Tìm kiếm