KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học Việt: hướng đến tương lai

Hợp tác nghiên cứu khoa học và vùng xám liêm chính

Trong loại bài về thủ thuật khai man nhiệm sở để thăng hạng đại học vào tháng 10/2020, chúng tôi đã dẫn ý kiến của Hội đồng cấp cao về đánh giá khoa học và giáo dục ĐH (HCÉRES) của Pháp, đánh giá rằng các trường ĐH Việt Nam cần chú trọng phát triển các nhóm nghiên cứu tự chủ tại chỗ, cũng như tăng cường hợp tác nghiên cứu liên trường giữa các trường ĐH, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, thay vì thả nổi cho các nhà nghiên cứu tự tìm nguồn cộng tác cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế không phải trường nào cũng có đủ điều kiện hay quyết tâm thực hiện khuyến cáo này. Những ý kiến trái chiều gần đây xoay quanh trường hợp PGS-TS Đinh Công Hướng là một ví dụ điển hình và cho thấy vấn đề này rất xứng đáng được bàn luận và suy ngẫm sâu sắc hơn, dựa trên các dữ liệu thực tế.

Đọc tiếp...
 

Liêm chính và cái tặc lưỡi

Cách đây vài năm, khi viết bài phản biện về thủ thuật khai man nhiệm sở để thăng hạng đại học, tôi đã lọc ra một danh sách hàng trăm cái tên đáng ngờ, trong đó có ít nhất vài chục người Việt Nam. Họ thường xuyên khai báo nhiệm sở của mình khi thì trường này lúc thì trường khác một cách hoàn toàn độc lập, không thể hiện mối liên hệ hợp tác nào giữa các trường liên quan trong các bài báo ấy.

Đọc tiếp...
 

Dấu chấm nhỏ, câu hỏi lớn

Mấy ngày nay dư luận đang xôn xao bàn tán về một cuộc toạ đàm do một viện kiểm sát cấp quận ở miền Trung tổ chức, bàn về việc viết hoa hay viết thường sau dấu hai chấm. Lí do tổ chức toạ đàm là Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (NĐ30) đã bỏ quy định bắt buộc viết hoa chữ cái đầu âm tiết sau dấu hai chấm, khác với các quy định trước đó trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện vẫn còn hiệu lực. Hai quan điểm chủ yếu được đưa ra tại buổi toạ đàm là tuỳ nghi theo NĐ30 hoặc thống nhất viết hoa cho đẹp. Câu chuyện tưởng chỉ một dấu chấm nhỏ, nhưng lại làm lộ ra phía sau một câu hỏi lớn.

Đọc tiếp...
 

Sách giáo khoa: Chẩn đúng “bệnh” để “trị” đúng cách

Tôi có một tác phẩm dịch văn học được chọn làm ngữ liệu trong hai bộ sách giáo khoa (SGK) môn Ngữ văn lớp 6 và lớp 8 Chương trình Giáo dục (CTGD) 2018. Sau khi tôi đặt vấn đề, một trong hai nhà xuất bản (NXB) mất đến gần 14 tháng để làm xong thủ tục kí hợp đồng sử dụng tác phẩm và thanh toán hoàn tất, với số tiền dùng để ăn được trên dưới 10 tô phở, trả một lần duy nhất. NXB thứ hai thì bảo rằng mình chỉ có chế độ tặng sách biếu chứ không có phí bản quyền gì cả.

Đọc tiếp...
 

Đào tạo tiến sĩ: Tiêu chuẩn, thước đo, niềm tin và trách nhiệm

Cách đây một năm, bản quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDDT đã gây xôn xao dư luận, với nhiều ý kiến trái chiều cả trên báo chí lẫn mạng xã hội. Câu chuyện lắng đi một thời gian rồi lại bùng lên với kết quả thanh tra hoạt động nghiên cứu và đào tạo tại Học viện Khoa học xã hội. Khi bàn đến chất lượng các luận án “tiến sĩ cầu lông” thì hầu hết đều đồng ý là có vấn đề về tiêu chuẩn đánh giá, mà một số người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc Thông tư 18 đã hạ thấp thước đo chất lượng. Từ góc độ quan sát của mình, người viết nhận thấy có bốn điểm cần chú ý trong toàn bộ câu chuyện này, đó là: tiêu chuẩn (về chất lượng nghiên cứu), thước đo (định lượng sản phẩm nghiên cứu), niềm tin (của cộng đồng khoa học) và trách nghiệm (của những người trong cuộc).

Đọc tiếp...
 


Trang 1/8

Tìm kiếm